Ngày 19/2, CARE Quốc tế tại Việt Nam, TUVA Communication và GIZ đã công bố nền tảng kết nối việc làm dành cho công nhân và người lao động (congnhanviet.com).
Bà Lê Kim Dung (Giám đốc Quốc gia, CARE Quốc tế tại Việt Nam) phát biểu tại buổi ra mắt. |
Nền tảng congnhanviet.com ra đời với mục tiêu thúc đẩy cơ hội kết nối việc làm dành cho công nhân và người lao động.
Đây là một website hỗ trợ thông tin, đặc biệt là thông tin việc làm dành cho người lao động nói chung và công nhân nói riêng. Nền tảng này cũng ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (Al), dữ liệu lớn (big data) và mạng xã hội, giúp cá nhân hóa và hỗ trợ chuyên biệt trong việc tìm kiếm việc làm. Từ đó, thông qua nền tảng congnhanviet.com, công nhân và người lao động trên cả nước có thể dễ dàng tìm kiếm được những công việc chính thức cũng như công việc làm thêm tại nhà, công việc có tính chất thời vụ phù hợp với nhu cầu và khả năng của mình.
Theo bà Trần Thị Thu Trang (đại diện Dự án Thúc đẩy Phát triển bền vững ngành dệt may tại các nước châu Á (FABRIC) của Tổ chức Hợp tác Quốc tế Đức (GIZ)), dự án FABRIC của GIZ đã nỗ lực triển khai dự án tập trung vào người lao động ở các quốc gia khác nhau trong khu vực nhằm hỗ trợ điều kiện sống và làm việc tốt nhất cho họ. Trong đó, Việt Nam là một trong các quốc gia có vai trò quan trọng trong ngành công nghiệp dệt may toàn cầu.
“Chúng tôi rất vinh dự được đồng hành và hỗ trợ nền tảng congnhanviet.com để đẩy nhanh quá trình phục hồi của người lao động, từ đó thúc đẩy khả năng phát triển bền vững của ngành dệt may ở Việt Nam” – bà Trần Thị Thu Trang cho biết.
Theo nghiên cứu của Viện Công nhân và Công đoàn, đợt dịch bùng phát lần thứ tư ước tính có khoảng gần một triệu lao động dệt may bị ảnh hưởng do phải nghỉ việc, nghỉ việc luân phiên, giảm giờ làm, nghỉ không lương, tạm hoãn hợp đồng lao động, thu nhập giảm sút. Dịch bệnh ảnh hưởng tới hơn 94% người lao động tham gia khảo sát.
Trong đó, hơn 60% ngừng việc, 27% làm việc “ba tại chỗ” và 6% làm việc luân phiên. Có tới 81% người lao động cho biết tiền thưởng, phụ cấp, tiền làm thêm giờ đều bị giảm hơn một nửa.
Trước sự tác động của đại dịch Covid-19 đến thu nhập, đã có gần 50% người lao động phải tiết kiệm triệt để các khoản chi tiêu trong gia đình, gần 26% người lao động phải sử dụng đến tiền tiết kiệm và 20,1% người lao động phải vay mượn người thân/ngân hàng. Đáng chú ý, 1,4% người lao động phải vay tín dụng đen với lãi suất cao để trang trải cuộc sống.
Hiện tại, dù tình trạng việc làm tại các nhà máy và công ty đã dần tăng trở lại nhưng phần lớn người lao động vẫn chịu các ảnh hưởng lâu dài vì phải nghỉ việc hoặc giảm thu nhập trong nhiều tháng.
Lượng lớn công nhân và người lao động đã đi làm lại nhưng năng suất và thu nhập không thể quay lại mức trước khi dịch bùng phát.
Như vậy, nhu cầu ổn định và tạo điều kiện cho người lao động nhanh chóng được kết nối với công việc, gia tăng thu nhập chính là giải pháp góp sức cho nền kinh tế Việt Nam lấy lại sức bật của mình.
Bà Lê Kim Dung (Giám đốc Quốc gia, CARE Quốc tế tại Việt Nam) nhận định: “Đại dịch Covid-19 đã tạo ra gánh nặng mang đặc tính giới cho nữ công nhân. Việc thiếu thốn thời gian làm việc, chăm sóc bản thân và áp lục chăm sóc con cái đã trở thành những rào cản lớn đối với việc chuyển đổi hay thăng tiến trong công việc của họ.
Tại buổi ra mắt, bên cạnh phần phát biểu và chia sẻ về dự án hết sức chi tiết đến từ đại diện các bên liên quan, cuộc tọa đàm mang tên “Thực trạng tìm kiếm việc làm online của công nhân và giải pháp” cũng chỉ ra cụ thể những vấn đề khó khăn của người lao động và nguyên nhân thúc đẩy việc xây dựng nền tảng congnhanviet.com.
Tọa đàm “Thực trạng tìm kiếm việc làm online của công nhân và giải pháp” cũng chỉ ra cụ thể những vấn đề khó khăn của người lao động |
Tọa đàm được mở đầu với nội dung chia sẻ về kết quả nghiên cứu “Công nhân may trong đại dịch: Nhu cầu và trải nghiệm tìm việc làm thay thế” do TUVA Communication thực hiện với sự hỗ trợ của CARE Quốc tế tại Việt Nam.
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm tìm hiểu nhu cầu cụ thể của nhóm đối tượng mà dự án nền tảng hỗ trợ công nhân đang hướng đến, với mục tiêu đáp ứng chính xác nhu cầu tìm việc làm thay thế của họ trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19. Thông qua việc phân tích dữ liệu trong các nhóm tuyển dụng/tìm việc làm của công nhân trên Facebook và phỏng vấn sâu với công nhân ngành may, báo cáo đã mô tả các khuôn thức trong hành vi tìm việc làm trên mạng của công nhân.
Nguồn: https://thoidai.com.vn/ra-mat-nen-tang-ket-noi-viec-lam-danh-cho-nguoi-lao-dong-163425.html
Chuyên trang tư vấn gói cước các nhà mạng lớn nhất Việt Nam. Thông tin khách quan, đầy đủ và chi tiết.
Gói cước Vinaphone – Gói cước Viettel – Gói cước Mobifone