Tổng hợp cách kiểm tra độ phủ sóng Wifi hiệu quả nhất

Hiện nay, các nhà mạng lớn như Viettel, VNPT hay FPT đều có mạng Wifi mạnh mẽ và vùng phủ sóng rộng. Tuy nhiên, nhiều khách hàng khi lắp đặt mạng Internet Wifi vẫn chưa cảm thấy hài lòng. Có thể bởi diện tích căn nhà rộng, nhiều vật cản và nhiều thiết bị truy cập. Chính vì vậy, kiểm tra độ phủ sóng Wifi là việc làm cần thiết để cải thiện vùng phủ sóng. Giúp việc truy cập mạng Internet trở nên dễ dàng, nhanh chóng. Trong bài viết này, internet.thegioigoicuoc.com sẽ hướng dẫn các bạn thực hiện kiểm tra độ phủ sóng Wifi của các nhà mạng Viettel, FPT, VNPT.

1. Độ phủ sóng của nhà mạng nào mạnh nhất?

Với sự phát triển vượt bậc của kỹ thuật và công nghệ, mạng Internet của 3 nhà mạng Viettel, FPT và VNPT luôn được đánh giá rất cao. Bởi sự cạnh tranh của các nhà mạng nên mỗi khu vực, mỗi gói cước sẽ có độ phủ sóng Internet Wifi khác nhau. Theo internet.thegioigoicuoc.com, nếu đặt lên bàn cân mạng Internet của 3 nhà mạng này thì sóng Wifi của các nhà mạng này là khá tương đồng nhau. Các bạn chỉ có thể kiểm tra độ phủ sóng Wifi từng gói mạng của từng nhà mạng cụ thể. Ngay sau đây, internet.thegioigoicuoc.com sẽ hướng dẫn các bạn kiểm tra một cách chi tiết. 

2. Test độ phủ sóng Wifi nhà mạng VNPT, FPT và Viettel trong phạm vi nhất định

Cách đầu tiên để kiểm tra độ phủ sóng Wifi của nhà mạng VNPT, FPT và Viettel đó chính là tìm vùng chết hay điểm chết Wifi. Vùng chết hay điểm chết Wifi chính là khu vực không bắt được tín hiệu Internet nhưng vẫn thuộc vùng phát sóng của Router. Chính vì nhược điểm của vùng chết này, khi người dùng đi đến nơi này sẽ không truy cập được Internet hoặc không kết nối được với tín hiệu Wifi. Vùng chết hay điểm chết Wifi có thể là căn phòng kín, không gian có nhiều vật cản như vách ngăn, cửa…

2.1. Cách tìm ra điểm chết Wifi

Khi đi đến điểm chết Wifi, chắc hẳn người dùng cảm thấy vô cùng khó chịu vì không thể bắt Wifi. Vậy làm sao để xác định được những vùng này? internet.thegioigoicuoc.com hướng dẫn 2 cách để kiểm tra độ phủ sóng Wifi tìm điểm chết Wifi như sau:

2.1.1. Xác định sự bất thường trên cột sóng Wifi trên thiết bị di động

Cách làm rất đơn giản gồm 3 bước như sau:

  • Bước 1: Bạn chuẩn bị thiết bị có thể truy cập Wifi như Laptop, Smartphone,…
  • Bước 2: Tiếp đó, bật tính năng kết nối Wifi và di chuyển đến các khu vực trong nhà. 
  • Bước 3: Chú ý theo dõi sự thay đổi cột sóng trên điện thoại. 

Lưu ý: Nếu cột sóng có 4 – 5 vạch thì khu vực này có tín hiệu Wifi khá mạnh, 2 – 3 vạch là khu vực trung bình và 1 – 2 vạch đó là tín hiệu yếu. Nếu trên thiết bị không còn hiển thị sóng Wifi thì được tính là khu vực mất sóng Wifi.

Điểm chết Wifi đó chính là khu vực có cột sóng từ 0 – 2 vạch. Các bạn cũng hết sức chú ý, khi di chuyển những khu vực trong nhà thì cần đi chậm và tập trung quan sát. Nếu đi nhanh, thiết bị chưa kịp bắt Wifi sẽ gây hiểu nhầm tín hiệu. 

Đây là phương pháp kiểm tra độ phủ sóng Wifi thủ công, phổ biến. Ưu điểm của cách làm này đó chính là dễ dàng thực hiện, bất kỳ ai cũng có thể áp dụng mà không phụ thuộc vào phần mềm. Nhược điểm của phương pháp này đó chính là xác định trong thời gian lâu. Đồng thời, cách làm kém chính xác hơn vì phụ thuộc thiết bị có bắt Wifi nhạy hay không.

2.2.2. Kiểm tra độ phủ sóng Wifi thông qua cường độ tín hiệu tại máy thu (RSSI)

Thông số RSSI chính là chỉ số đo cường độ tín hiệu Wifi hay sóng vô tuyến. Khi tín hiệu Wifi càng mạnh thì chỉ số RSSI càng cao (và ngược lại). Đơn vị của RSSI là dBm. Có 3 khoảng cường độ RSSI thể hiện sóng Wifi đó là:

  • Nếu RSSI nằm trong khoảng -70dBm – 0 dBm: cường độ sóng Wifi có thể sử dụng.
  • Nếu RSSI bé hơn hoặc bằng -70 dBm: cường độ sóng Wifi tại khu vực đó yếu.
  • Cường độ RSSI tỉ lệ thuận với cường độ sóng Wifi. Ví dụ: vị trí 1 đo RSSI là -30 dBm, vị trí 2 đo được RSSI là -59 dBm. Điều này cho ta biết vùng 1 có cường độ Wifi mạnh hơn ở vùng 2.

internet.thegioigoicuoc.com sẽ hướng dẫn bạn cách đo chỉ số RSSI trên Smartphone để kiểm tra độ phủ sóng Wifi với các bước đơn giản như sau:

  • Bước 1: Trên hệ điều hành Android, các bạn tải xuống ứng dụng Wifi Analyzer
  • Bước 2: Mở ứng dụng lên. Chọn Signal Meter → chọn tiếp Tap Here To Select → Chọn mạng Wifi cần kiểm tra.
  • Bước 3: Di chuyển ra xung quanh khu vực nhà cùng với ứng dụng. Lúc này, các bạn chỉ cần quan sát cường độ tín hiệu hiển thị trên màn hình ứng dụng.

Đối với những người dùng không sử dụng Smartphone hệ điều hành Android, các bạn có thể sử dụng Laptop chạy hệ điều hành Windows hoặc Macbook. Lúc này, các bạn sử dụng ứng dụng inSSIDer để kiểm tra độ phủ sóng Wifi. Tuy nhiên, các bạn cần cân nhắc lợi ích và thiệt hại khi sử dụng.

2.2. Cách khắc phục vùng chết Wifi

Khi đã nhận biết được các vùng chết hay điểm chết Wifi, các bạn cần thực hiện khắc phục ngay bằng 1 trong 2 cách sau:

  • Cách 1: Đặt Modem Wifi đến vị trí phù hợp

Khi thay đổi vị trí của thiết bị này, vùng phủ sóng Wifi cũng sẽ thay đổi theo. Điều này sẽ giúp cải thiện tín hiệu Wifi ở một số không gian nhất định. Điều này sẽ được áp dụng hiệu quả với những căn nhà có diện tích vừa phải. Với những căn nhà có diện tích rộng, cần có cách khắc phục khác.

  • Cách 2: Lắp thêm thiết bị Mesh Wifi

Đây chính là khắc tinh của vùng chết Wifi. Các thiết bị Mesh Wifi giúp khuếch đại tín hiệu Wifi, ngay cả những nơi bị vật cản hay tường chắn. Hiện nay, cả 3 nhà mạng Viettel, FPT và VNPT đều đã cung cấp thiết bị Mesh Wifi. Nếu các bạn kiểm tra độ phủ sóng Wifi cảm thấy có nhiều vùng chết Wifi. Thì mua thêm thiết bị Mesh Wifi chính là lựa chọn lý tưởng để mạng Internet luôn mạnh mẽ ở mọi lúc, mọi nơi.

3. Cách phát hiện kênh Wifi đang bị trùng lặp

3.1. Cách phát hiện kênh Wifi bị trùng

Để kiểm tra độ phủ sóng Wifi liệu có bị trùng hay không thì các bạn có thể sử dụng các phần mềm như: 

  • Wifi Analyzer, Wifi Heatmap, Wifi Analyzer and Surveyor: tương thích với hệ điều hành Android
  • IP Tools: tương thích với Android và IOS

Trong bài viết này, internet.thegioigoicuoc.com sẽ hướng dẫn bạn cách kiểm tra độ phủ sóng Wifi xác định Wifi trùng lặp bằng ứng dụng Wifi Analyzer. Bởi đây là ứng dụng miễn phí với nhiều tính năng kiểm tra tín hiệu Wifi. Cách xác định như sau:

  • Bước 1: Tải ứng dụng Wifi Analyzer trên Smartphone hệ điều hành Android.
  • Bước 2: Mở ứng dụng và chọn Channel Rating. Các bạn chọn kênh nhiều sao nhất để sử dụng tín hiệu Wifi hiệu quả nhất.
  • Bước 3: Chọn Channel Graph. Sau đó các bạn theo dõi các tín hiệu Wifi được hiển thị trùng lặp. Từ đó, các bạn có thể đưa ra cách chọn kênh truyền phù hợp.

3.2. Làm sao để giảm hiện tượng Wifi đang bị trùng kênh

internet.thegioigoicuoc.com hướng dẫn bạn 2 cách giảm hiện tượng trùng lặp Wifi như sau:

  • Cách 1: Đổi kênh giảm nhiễu

Với cách này, các bạn chọn mục Channel và đổi kênh tối ưu. Kênh này các bạn đã biết khi thực hiện kiểm tra độ phủ sóng Wifi với ứng dụng Wifi Analyzer. Nếu các bạn không thể thay đổi kênh truyền, hãy đặt Wifi phát ở kênh có tín hiệu tốt nhất là 1, 6 và 11.

  • Cách 2: Nâng cấp Moderm Wifi lên sóng 2 băng tần

Các bạn cần liên hệ với internet.thegioigoicuoc.com hoặc nhà lắp đặt trước đó để nâng cấp thiết bị Moderm Wifi. Hiện nay, một số gói cước của Viettel, VNPT và FPT đã cung cấp sẵn thiết bị Moderm Wifi 2 băng tần và 4 băng tần. Chính vì vậy, hiện tượng trùng kênh Wifi là hiếm khi xảy ra.

4. Lời kết

Trên đây là tổng hợp các cách kiểm tra độ phủ sóng Wifi của nhà mạng Viettel, VNPT và FPT. Hy vọng qua bài viết này, các bạn sẽ xác định được tín hiệu Wifi của gói mạng đã lắp đặt đồng thời khắc phục được những điểm yếu. Để lắp những gói mạng có tín hiệu mạnh mẽ, đường truyền nhanh, khỏe, các bạn hãy để lại ngay thông tin dưới bài viết này. internet.thegioigoicuoc.com sẽ nhanh chóng liên hệ và tư vấn cho quý khách hàng.

Mời bạn xem chi tiết các “gói cước dịch vụ lắp đặt mạng Internet” tại Thế Giới Gói Cước. Chuyên trang duy nhất tại Việt Nam cung cấp thông tin gói cước và tiếp nhận đăng ký của cả 3 dịch vụ “lắp đặt mạng Internet FPT” , “lắp đặt mạng Internet VNPT“, “lắp đặt mạng Internet Viettel“.
Chia sẻ:
Trò chuyện cùng chúng tôi