May mắn, biết ơn và nhận ra không có thứ gì quan trọng hơn sinh mạng con người, đó là những tâm sự từ trải nghiệm thực tế của Cormac Loftus-một người Anh tại Hà Nội khi chứng kiến cuộc chiến COVID-19 của Việt Nam.
Việt Nam đã và đang làm tốt công tác phòng, chống COVID-19. |
Dưới đây, Tạp chí Thời Đại xin chia sẻ câu chuyện của Cormac Loftus về cuộc chiến COVID-19 của Việt Nam:
Tôi cố gắng thể hiện sự biết ơn của mình bằng cách thể hiện để người dân Việt Nam thấy, tôi không phải là một người truyền bệnh vô trách nhiệm và rằng, tôi nhận rõ mối nguy hiểm này là vấn đề nghiêm túc. Tôi đã tạm dừng mọi hoạt động xã hội, tôi luôn đeo khẩu trang khi ra ngoài và thực hiện nghiêm chỉnh việc đứng cách xa người khác 2m khi phải ra khỏi nhà.
Mỗi buổi sáng, trong căn hộ an toàn của mình ở Hà Nội, tôi theo dõi tin tức từ nước Anh để xem đại dịch COVID-19 đã gây thiệt hại đến mức nào cho đất nước của mình. Cảm giác của tôi thật hỗn loạn: buồn rầu, lo lắng cho gia đình của mình, và tức giận trước việc nước Anh đã để virus corona lây lan một cách tự do. Chính phủ Anh đã để cho dịch bệnh lây lan mặc dù đã chứng kiến thảm cảnh ở Trung Quốc, Italy và bất chấp cảnh báo của WHO.
Mọi người trên thế giới cảm thấy “sốc” khi họ nghe nói về chiến lược “miễn dịch cộng đồng” và nhìn thấy những sự kiện công cộng đông nghẹt người vẫn đang diễn ra hay những quán bar và câu lạc bộ chật ních những người uống rượu buông thả và bất cần đời. Điều này xảy ra khi các bác sĩ tuyệt vọng ở Italy đang khóc thương trước sự ra đi của đồng nghiệp và khẩn cầu người dân Anh hãy ở nhà.
Khi theo dõi các cuộc tranh luận và chỉ trích, tôi thấy mọi người đã chỉ ra một số quốc gia và vùng lãnh thổ như là những điển hình của việc chống dịch mà nước Anh có thể học hỏi. Đó là Hàn Quốc, Singapore, Việt Nam, Đài Loan (Trung Quốc), Hồng Công (Trung Quốc). Những quốc gia và vùng lãnh thổ này đã học được bài học từ dịch SARS và MERS trước đây. Họ ngay lập tức nhận ra mối đe dọa tiềm tàng của dịch COVID-19 và bắt đầu chuẩn bị đối phó ngay khi tin tức về căn bệnh này nổ ra. Dịch vẫn chưa chấm dứt ở những quốc gia và vùng lãnh thổ này nhưng họ đã ngăn chặn được rất nhiều những thiệt hại tiềm tàng thông qua việc áp dụng các biện pháp quyết liệt như giám sát công cộng, truy tìm người tiếp xúc, thực hiện giãn cách xã hội sớm, kiểm tra thân nhiệt rộng khắp và đeo khẩu trang gần như ở khắp mọi nơi.
Mặc dù có đường biên giới với Trung Quốc và dân số 95 triệu người, Việt Nam đã nỗ lực kiềm chế số ca mắc COVID-19 mức 251 (tính đến sáng 9/4) và không có trường hợp tử vong nào. Đây là một con số ấn tượng mà mọi người thường không tin nổi khi tôi kể cho họ nghe. Khi tôi thấy mọi người bào chữa cho phản ứng chậm chạp của chính phủ Anh và lập luận rằng, chẳng ai có thể làm được điều gì tốt hơn, tôi cảm thấy cần phải nói cho họ biết về cách Việt Nam đã đối phó với đại dịch tốt một cách đáng kinh ngạc như thế nào để so sánh.
Khi kết thúc kỳ nghỉ của tôi tại Đà Nẵng vào cuối tháng 1 vừa qua, tôi nhận được tin nhắn từ “sếp” rằng, lớp tiếng Anh của tôi sẽ bị hủy vì dịch do COVID-19 ở Trung Quốc. Lúc đó, tôi không thể tin được và nghĩ rằng, đây là một phản ứng thái quá. Tôi rất bực mình vì bị mất đi thu nhập. Giờ đây, sau hai tháng, khi kinh tế thế giới gục ngã và hệ thống y tế sụp đổ, tôi nhận ra rằng, lúc đó tôi đã sai lầm. Tôi rùng mình khi nghĩ lại tin nhắn của mình vào thời điểm đó để cố gắng thuyết phục “sếp” mở lại lớp học.
Giờ đây, tôi biết rằng, Chính phủ Việt Nam đã hành động đúng. Thông qua hành động sớm bằng việc đóng cửa trường học, hạn chế chuyến bay và cuối cùng là dừng mọi hoạt động nhập cảnh, và nhờ khả năng tiên đoán tình hình, sự lãnh đạo sáng suốt và việc người dân sẵn sàng tuân thủ hướng dẫn, chúng ta đã tránh được những thảm cảnh mà chúng ta đang chứng kiến ở những nơi khác. Với việc ưu tiên con người trước tăng trưởng kinh tế ngắn hạn, các nhà lãnh đạo Việt Nam đã làm một việc đem lại lợi ích cho tất cả chúng ta.
Sự khác biệt giữa phản ứng của Việt Nam và Anh là rất rõ ràng. Tại Việt Nam, bất cứ ai muốn xét nghiệm sẽ được xét nghiệm trong khi ở Anh, chỉ những ca nặng mới được xét nghiệm, phần lớn những người có triệu chứng chỉ được khuyến cáo ở nhà. Nhiều nhân viên y tế tuyến đầu phải cách ly tại nhà dù họ hoặc thành viên gia đình của họ có triệu chứng nhiễm bệnh. Họ muốn trở lại làm việc nhưng không thể vì họ không được xét nghiệm và không muốn gây nguy hiểm cho bệnh nhân.
Không ở đâu mà sự khác biệt về cách tiếp cận lại rõ ràng như ở các trung tâm cách ly với hơn 50 nghìn người. Tại Việt Nam, mọi người nhập cảnh vào Việt Nam đều được xét nghiệm và yêu cầu cách ly tập trung 14 ngày, cho dù kết quả có là dương tính hay không. Thành tích đó gần như là không thể tưởng tượng ra ở Anh. Không chỉ bởi vì hệ thống hậu cần ấn tượng cùng với quyết tâm chính trị mà còn bởi người dân Việt Nam sẵn sàng hy sinh tự do cá nhân vì lợi ích chung của toàn xã hội.
Kết quả tích cực từ cách tiếp cận thận trọng của Việt Nam giờ đã rõ ràng. Tôi rùng mình khi nghĩ đến con số khổng lồ các ca nhiễm nếu như chính phủ Việt Nam không hành động quyết liệt đến vậy. Tôi thực sự cảm kích trước những tấm gương quên mình của các bác sĩ, y tá, công an, phiên dịch, nhân viên vệ sinh và những người khác đang làm việc nỗ lực và chấp nhận rủi ro để giữ cho đất nước được an toàn.
Vào tháng 2 vừa qua, khi lần đầu tôi kể với gia đình về tình hình dịch COVID-19 đang diễn ra ở Việt Nam, họ rất lo lắng cho tôi và gợi ý, tôi nên quay lại Anh để được an toàn hơn. Nhưng trớ trêu thay, giờ tôi lại là người lo lắng cho họ. Việt Nam hiện là một trong những quốc gia an toàn nhất trên thế giới, trong khi Anh là một trong những nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Tôi may mắn được ở một đất nước có thể coi như là một nơi trú ẩn an toàn và cùng lúc đó, cảm thấy lo lắng cho bố mẹ mình ở Anh khi nghĩ đến cảnh họ gặp rủi ro nhiễm virus khi phải đi mua thực phẩm ở một siêu thị đông đúc. Tôi cố gắng thuyết phục họ đeo khẩu trang nhưng thật không may, điều này vẫn được coi là kỳ lạ và không cần thiết ở Anh.
Có rất nhiều điều mà nước Anh có thể học hỏi từ Việt Nam. Từ Chính phủ Việt Nam: sự sẵn sàng chuẩn bị cho tình huống xấu nhất cùng hành động sớm và quyết đoán. Nhưng họ cũng có thể học được từ thái độ của người dân Việt Nam đã chấp nhận tạm thời thay đổi thói quen của mình. Người dân Việt Nam biết rằng, sẽ rất khó khăn và bất tiện khi phải nghỉ làm, đóng cửa trường học, tạm hoãn đám cưới hoặc giảm bớt tự do giao tiếp xã hội, nhưng những biện pháp này là cần thiết, bởi vì chúng ta có nghĩa vụ bảo vệ đồng bào của mình. Hầu hết người Việt Nam dường như chấp nhận việc hy sinh một số thói quen cá nhân vì cộng đồng. Trong khi đó tại Anh, chính phủ lo lắng rằng, người dân sẽ từ chối hy sinh và đã chần chừ khi tạm dừng các hoạt động kinh doanh, họ đã làm cho mọi thứ quá muộn để ngăn chặn được sự lây lan của dịch bệnh.
Cuộc khủng hoảng này có thể dạy cho chúng ta rằng, không có thứ gì quan trọng hơn sinh mạng con người. Chúng ta cần nhớ, một nền kinh tế nếu chết vẫn có thể hồi sinh được, nhưng một người chết thì không.
Chuyên trang tư vấn gói cước các nhà mạng lớn nhất Việt Nam. Thông tin khách quan, đầy đủ và chi tiết.
Gói cước Vinaphone – Gói cước Viettel – Gói cước Mobifone