“Điểm tin công nghệ” tháng 6 mới nhất

Hãy cùng Thegioigoicuoc điểm tin nhanh một số thông tin, chính sách về công nghệ viễn thông có hiệu lực bắt đầu từ ngày mùng 1 tháng 6.

Có thể bạn muốn xem nhanh bài viết: Đăng ký 3G – 4G – 5G Mobifone ngày, xin mời truy cập đường dẫn này

I. Dừng phát hành sim mới trên kênh phân phối từ 0h ngày 1-6

Theo báo Hà Nội Mới, kể từ 0h ngày 1-6, ba nhà cung cấp dịch vụ di động có thị phần lớn nhất là Viettel, VinaPhone, MobiFone sẽ dừng phát hành sim mới trên hệ thống kênh phân phối ủy quyền (đại lý, điểm bán).

Theo Cục Viễn thông (Bộ Thông tin và Truyền thông), thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức thanh tra diện rộng trên cả nước đối với việc đăng ký, quản lý thông tin sim thuê bao (tháng 10 và tháng 11-2019).

Kết quả thanh tra (công bố tháng 2-2020) cho thấy vẫn tồn tại tình trạng sim rác đã được nhập sẵn thông tin thuê bao, kích hoạt sẵn dịch vụ di động trả trước, người sử dụng mua được sim kích hoạt sẵn mà không cần đăng ký, khai báo thông tin thuê bao (đặc biệt là tại các điểm ủy quyền của doanh nghiệp).

Cụ thể, kể từ 0h ngày 1-6, nhà mạng dừng bán bộ hòa mạng (KIT) mới tại các đại lý ủy quyền, dừng quyền đấu nối số thuê bao của các đại lý ủy quyền; thay vào đó nhà mạng chỉ tập trung việc bán sim, đăng ký thông tin thuê bao tại các các điểm cung cấp dịch vụ viễn thông của chính nhà mạng.

Đây được coi là biện pháp mạnh mà ba doanh nghiệp cung cấp dịch vụ di động lớn triển khai và cũng là giải pháp quan trọng trong nhằm ngăn chặn, xử lý triệt để sim rác. Với các bộ KIT cũ vẫn được đăng đăng ký theo quy định và bằng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI).

Dừng phát hành sim mới kừ từ ngày 01/06/2020

Vậy việc dừng phát hành sim mới sẽ ảnh hưởng như thế nào tới người dân, nhất là ở vùng sâu, vùng xa?

Trả lời câu hỏi này của phóng viên Báo Hà nội mới, đại diện Cục Viễn thông cho biết hiện nay Việt Nam có 125 triệu thuê bao di động trên tổng số 96 triệu dân, trung bình mỗi người dân sở hữu 1,3 số thuê bao di động, con số này cho thấy việc phát triển thuê bao di động hầu như đã bão hòa và có xu hướng tiệm cận với nhu cầu thực tế của thị trường, tổng dân số.

Do vậy, đây là thời điểm các nhà mạng thay vì tập trung phát triển thuê bao thì cần chuyển sang tập trung nâng cao chất lượng phục vụ, chất lượng dịch vụ cho người dùng và triển khai các dịch vụ mới, không gian mới trên nền tảng di động như Mobile Money tạo dư địa phát triển cho ngành viễn thông trong bối cảnh doanh thu từ các dịch vụ viễn thông truyền thống có chiều hướng bão hòa.

Vì vậy, để tăng cường các loại hình bán sim, đăng ký thông tin thuê bao đến với người dùng, nhất là người dân ở vùng sâu, vùng xa, các nhà mạng đã tăng cường mở rộng hệ thống điểm cung cấp dịch vụ viễn thông có địa chỉ xác định và điểm cung cấp dịch vụ viễn thông lưu động.

Hiện, các doanh nghiệp cũng đang xây dựng, đề xuất phương án bán sim, đăng ký thông tin thuê bao trực tuyến, để người dân có nhu cầu không cần đến trực tiếp điểm giao dịch của nhà mạng mà có thể đăng ký qua môi trường mạng, sau đó sẽ được doanh nghiệp gửi sim (đã đăng ký đầy đủ, chính xác thông tin) đến tận nhà cho người dân.

Nguồn: Báo Hà Nội mới

II. Thủ tướng cho phép thí điểm ‘tiền di động’, dùng tài khoản viễn thông để tính tiền

Thanh toán bằng Mobile Money ( minh họa)

Tại nghị quyết 84 vừa ban hành, Thủ tướng đã cho phép thí điểm dùng tài khoản viễn thông thanh toán cho các hàng hóa, dịch vụ có giá trị nhỏ (Mobile Money).

Cụ thể, tại nghị quyết 84 về các nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trong bối cảnh đại dịch COVID-19 vừa ban hành, Thủ tướng đã đồng ý cấp phép thí điểm dùng tài khoản viễn thông thanh toán cho các hàng hóa, dịch vụ có giá trị nhỏ (Mobile Money).

Như vậy, sau một thời gian chờ đợi, người dân sắp có thể thanh toán không tiền mặt mà không cần phải có tài khoản ngân hàng.

Theo đánh giá của các chuyên gia, khi Mobile Money được triển khai sẽ là một cú hích với thanh toán không tiền mặt, đặc biệt ở khu vực vùng sâu vùng xa.

Nguồn: Báo Tuổi trẻ online

III. Thái Lan hin dẫn đầu ASEAN về thương mại hóa 5G

Đại dịch Covid-19 góp phần thúc thẩy các nhà khai thác mạng viễn thông lớn của Thái Lan tăng cường triển khai công nghệ mạng không dây thế hệ thứ năm, khiến họ trở thành quốc gia đầu tiên trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á có dịch vụ 5G thương mại.

Robot kết nối 5G hoạt động trong bệnh viện tại Thái Lan. Ảnh: AIS

Ở Thái Lan, hai nhà mạng di động lớn nhất là Advanced Info Service (AIS) và True Corp đang chạy đua triển khai mạng 5G tại các bệnh viện để hỗ trợ bác sĩ và nhân viên y tế chống lại Covid-19.

AIS tiết lộ rằng, công ty đã đầu tư 1,2 tỷ USD vào việc mở rộng mạng 5G, hướng đến mục tiêu phục vụ 13% tổng dân số Thái Lan vào cuối năm nay.

Trước đây, giới phân tích dự đoán các nhà khai thác di động của Thái Lan sẽ cần nhiều thời gian hơn trước khi đầu tư vào mạng thế hệ mới vì họ đã chi hàng tỷ USD vào năm 2015 cho giấy phép 4G. Tuy nhiên, Covid-19 bùng phát nhanh chóng đảo ngược mọi dự đoán nói trên, tạo ra một loạt nhu cầu dịch vụ viễn thông mới.

Nguồn: Quốc Hùng (Theo Asia.nikkei)

IV. Tổng kết tin công nghệ:

Trên đây là những điểm tin công nghệ mới nhất đầu tháng 6, Thegioigoicuoc hi vọng nhờ những thông tin hữu ích này, bạn sẽ nắm bắt nhanh chóng các thông tin mới nhất về các chính sách, hiệu lựu bắt đầu từ tháng 6.

Để cập nhập, không bị ngắt quãng các tin tức mới nhất, Mobifone cung cấp các gói cước Mobifone theo ngày để đảm bảo công việc được diễn ra mà không gặp bất cứ trở ngại nào.

Mời bạn xem thêm chi tiết để tìm và đăng ký gói cước 3G 4G 5G của mạng Mobifone với giá cả phù hợp, nhiều khuyến mãi và có thông tin chi tiết đầy đủ nhất. Duy nhất tại đây, cung cấp cho bạn công cụ so sánh gói cước trực quan, với kho dữ liệu gói cước di động của Mobifone lên tới gần 300 gói cước.
Chia sẻ:
Trò chuyện cùng chúng tôi