YouTube diễn giải chi tiết thu nhập cho người làm nội dung

Chỉ số RPM mới cho phép người dùng tính toán thu nhập thực tế của họ từ các hình thức kiếm tiền trên YouTube thay vì chỉ biết được nguồn thu từ quảng cáo qua chỉ số CPM như trước.
Những người sáng tạo nội dung trên YouTube (creator) thuộc chương trình đối tác Partner Program của họ có thể kiếm tiền bằng nhiều cách khác nhau, từ quảng cáo, đăng ký thuê bao, quyên góp, các nội dung livestream và doanh thu từ YouTube Premium. Nhưng công ty đã giấu kín công thức tính tiền cho các người sáng tạo và hiện hãng đã tiết lộ chi tiết về số liệu kiếm tiền mới gọi là RPM dành cho người làm nội dung YouTube.
Chỉ số RPM (revenue per mille), hoặc doanh thu trên mỗi ngàn lượt xem, là một số liệu mà người làm nội dung YouTube từ trước tới nay thường gọi là CPM (cost per mile). Mặc dù cả hai thông số này có vẻ giống nhau nhưng thực tế chúng có chút khác biệt. RPM hữu ích hơn cho những người sáng tạo đang cố gắng phát triển kênh của họ và tìm hiểu xem nguồn thu nhập hằng tháng của họ đến từ đâu.
Trong khi chỉ số CPM sẽ đo lường số tiền cho mỗi 1.000 lần hiển thị quảng cáo trước khi YouTube chia sẻ doanh thu đó (theo %) với người làm nội dung, còn RPM cho biết tổng doanh thu thực tế của người làm nội dung (từ cả quảng cáo và các hình thức khác) sau khi YouTube đã chiết khấu. Dù nó không có thay đổi về số lượng ăn chia với người sáng tạo, nhưng nó giúp người sáng tạo hiểu rõ và biết chính xác số tiền mà họ kiếm được và cách mà YouTube chia sẻ doanh thu.
Ví dụ, từ trước tới nay bạn biết bạn sẽ nhận được một khoảng lương nhưng không biết vì sao đạt được mức thu nhập đó, thì nay cách chia sẻ về thu nhập mới của YouTube sẽ cho bạn biết chính xác nó được tính như thế nào.
Về cơ bản, nếu CPM là một số liệu tập trung vào nhà quảng cáo và cho bạn biết sau mỗi 1.000 lần hiển thị quảng cáo thì nhà quảng cáo đã trả cho cả bạn và YouTube bao nhiêu tiền, còn RPM được thiết kế riêng cho người tạo, bao gồm tổng số lượt xem video kể cả các video không kiếm được tiền. Qua đó giúp nhà sáng tạo nội dung thấy có thể họ đã bỏ lỡ bao nhiêu doanh thu từ các video không đủ điều kiện và những thay đổi mà họ có thể làm để tránh lặp lại các thất thu đáng tiếc như vậy.
Theo TheVerge, YouTube giới thiệu RPM không có nghĩa là bạn không cần quan tâm đến chỉ số CPM, bởi các nhà quảng cáo càng trả nhiều tiền cho quảng cáo hiển thị trên nội dung của bạn thì bạn sẽ càng có nhiều tiền. Nhưng chỉ số RPM mới của YouTube không chỉ gói gọn trong thu nhập tổng từ quảng cáo như chỉ số CPM trước đó.

Nguồn: https://thanhnien.vn/cong-nghe/youtube-dien-giai-chi-tiet-thu-nhap-cho-nguoi-lam-noi-dung-1250237.html

Thegioigoicuoc.com

Chuyên trang tư vấn gói cước các nhà mạng lớn nhất Việt Nam. Thông tin khách quan, đầy đủ và chi tiết.

Gói cước VinaphoneGói cước ViettelGói cước Mobifone

STTVinaphoneViettelMobifone
1Gói cước 3G – 4G – 5G Vinaphone 1 ngày 2kGói cước 3G – 4G – 5G Viettel 1 ngày 7kGói cước 3G – 4G – 5G Mobifone 1 tháng 50k
2Gói cước 3G – 4G – 5G Vinaphone 1 ngày 3kGói cước 3G – 4G – 5G Viettel 1 ngày 10kGói cước 3G – 4G – 5G Mobifone 1 tháng 70k
3Gói cước 3G – 4G – 5G Vinaphone 1 ngày 5kGói cước 3G – 4G – 5G Viettel 1 tuần 20kGói cước 3G – 4G – 5G Mobifone 1 tháng 90k
4Gói cước 3G – 4G – 5G Vinaphone 1 ngày 7kGói cước 3G – 4G – 5G Viettel MIMAX70 1 tháng Gói cước 3G – 4G – 5G Mobifone 1 tháng HD70
5Gói cước 3G – 4G – 5G Vinaphone 1 ngày 10kGói cước 3G – 4G – 5G Viettel MIMAX90 1 thángGói cước 3G – 4G – 5G Mobifone 1 tháng MIU90
Chia sẻ:
Trò chuyện cùng chúng tôi