Tác phẩm “Chữ VN song song 4.0” của hai tác giả Trần Tư Bình và Kiều Trường Lâm với đặc trưng là không dấu. Cả bảng chữ cái có 26 chữ cái Latin, trong đó 18 chữ cái Latin để thay thế dấu thanh và dấu phụ cho chữ Quốc ngữ.
Bài “Lời nguyện cầu ngày Noel” được chuyển sang chữ Việt Nam song song 4.0. (Ảnh: Người Lao Động). |
Liên quan đến tác phẩm “Chữ VN song song 4.0” của tác giả Trần Tư Bình và Kiều Trường Lâm, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, hiện nay Chính phủ và Bộ không có chủ trương thay đổi chữ viết.
Ngày 25/3, tác giả Kiều Trường Lâm và Trần Tư Bình nhận được giấy chứng nhận bản quyền số 1850/2020/QTG từ Cục Bản quyền tác giả thuộc Bộ Văn hóa – Thể thao – Du lịch cho công trình nghiên cứu chữ viết của mình.
“Chữ VN song song 4.0” không dấu, có thể sử dụng ở điện thoại hay máy tính mà không cần bộ gõ tiếng Việt. Nó chỉ có 26 chữ cái Latin, trong đó 18 chữ cái Latin để thay thế dấu thanh và dấu phụ cho chữ Quốc ngữ.
Ông Kiều Trường Lâm và bài thơ “Mưa Xuân” được viết lại bằng chữ Việt Nam song song 4.0. (Ảnh: Người Lao Động). |
Trong bộ chữ cải tiến, dấu sắc được bỏ bớt ở mọi từ có chữ cái cuối là: C, P, T, CH; chữ I thay cho Y, Y thay cho UY.
Ở phụ âm đầu, chữ F thay PH, Q thay QU, C thay K, K thay KH, Z thay D, D thay Đ, J thay GI, G thay GH, W thay NG, NGH.
Ở phụ âm cuối, G thay NG, H thay NH, K thay CH.
Nguyên âm ghép được rút gọn thành một nguyên âm như UYE còn là Y, UÔ còn U, ƯƠ còn Ư, OE còn E, OA còn O…
Thay chữ cái cuối bằng chữ cái khác như T bằng D, P bằng F, C bằng S, N bằng L…
Như vậy, ráp 10 nguyên âm rút gọn vào 8 chữ cái cuối khác, ghi gọn được 52 vần trên mỗi vần chỉ còn 2 chữ cái, như UYÊT, UYÊN = YD, YL.
Ví dụ, thuyết chuyện = thyd chỵl. Tuy cách viết khác với vần quốc ngữ, cách đọc vẫn như nhau.
Chuyên trang tư vấn gói cước các nhà mạng lớn nhất Việt Nam. Thông tin khách quan, đầy đủ và chi tiết.
Gói cước Vinaphone – Gói cước Viettel – Gói cước Mobifone