“Chuyển đổi số” là chủ đề nóng thường được thảo luận trên các diễn đàn doanh nghiệp. MobiFone, một trong những tên tuổi lớn về công nghệ thông tin VN, đang có những bước đi rõ ràng để cụ thể hóa cuộc cách mạng chuyển đổi này.
Chuyển đổi số – hướng đi không thể đảo chiều
Chuyển đổi số (Digital transformation) là khái niệm rất khác so với cuộc cách mạng Số hóa (Digitalization) trước đó. Chuyển đổi số không phải đơn giản chỉ là áp dụng hàng loạt những công nghệ mà doanh nghiệp áp dụng để hoàn thành công việc, nó nói đến quá trình sử dụng công nghệ để thay đổi căn bản cách thức vận hành, mô hình kinh doanh và cung cấp các giá trị mới cho khách hàng thời tăng tốc các hoạt động kinh doanh. Chuyển đổi số cũng là một sự thay đổi về văn hóa, đòi hỏi các doanh nghiệp phải liên tục thay đổi, thử nghiệm cái mới và thoải mái chấp nhận các thất bại.
Đây có thể coi là một quá trình tất yếu mà các doanh nghiệp và cá nhân sẽ buộc phải tuân theo trong bối cảnh công nghệ thông tin và internet đang ngày càng đóng vai trò quan trọng. Chuyển đổi số cũng mang lại những lợi ích vượt bậc chưa từng có như giúp doanh nghiệp cắt giảm chi phí vận hành, tiếp cận được nhiều khách hàng hơn. Đồng thời lãnh đạo ra quyết định nhanh chóng và chính xác hơn nhờ hệ thống báo cáo thông suốt kịp thời, tối ưu hóa được năng suất làm việc, tăng hiệu quả hoạt động và tính cạnh tranh của tổ chức.
Bài toán chuyển đổi số tại Việt Nam
Ngày 20.3, Văn phòng Chính phủ cũng đã ra Văn bản chỉ đạo về việc phê duyệt Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến 2030. Trên thực tế, các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp công nghệ lớn đang tích cực hưởng ứng định hướng này, trong đó đáng kể nhất là MobiFone. Từ rất sớm, nhà mạng lâu đời tại Việt Nam đã có những chiến lược rõ rệt để “quyết tâm không đi sau”. Cụ thể, MobiFone sẽ tập trung vào 2 mục tiêu chính: phát huy thế mạnh về kết nối viễn thông của mình để xây dựng hệ thống internet tốc độ cao, tạo nền tảng cơ bản cho chuyển đổi số và thiết lập các gói giải pháp phần mềm, công nghệ thông tin có tính ứng dụng cao và đồng bộ.
Ở mục tiêu thứ nhất, không khó để nhận ra MobiFone đang đi đúng hướng. Với cơ sở hạ tầng vượt trội, hệ thống internet của MobiFone được đánh giá là có độ ổn định cao bậc nhất. Hoàn thành phủ sóng 4G toàn quốc vào năm 2016 chỉ sau 2 năm triển khai, MobiFone hiện tại đã cung cấp dịch vụ kết nối internet cho hàng triệu lượt sử dụng mỗi ngày với chất lượng ngày một tăng. Tuy nhiên dấu mốc vang dội nhất phải kể đến việc MobiFone chính thức thử nghiệm thành công mạng 5G tại 4 thành phố lớn vào đầu năm 2020. Được đánh giá là tương lai của kỷ nguyên của thời đại Internet of Things (IoT), mạng 5G thực sự là một bước nhảy vọt đối với thế hệ 4G LTE trước đó. Các ứng dụng của 5G gồm điều hành Chính phủ điện tử, giám sát hệ thống giao thông theo giời gian thực, thực hiện phẫu thuật y tế từ xa hay những trải nghiệm giáo dục và giải trí với công nghệ thực tế ảo và điện toán đám mây…
Mục tiêu thứ hai trong cuộc chuyển đổi số lại thể hiện sự nắm bắt nhanh nhạy của thương hiệu này. Đó là việc thành lập Trung tâm Công nghệ thông tin MobiFone, tiền thân là Trung tâm Phát triển phần mềm trực thuộc Tổng Công ty Viễn Thông MobiFone từ năm 2015. Trung tâm này là đơn vị đầu ngành trong nghiên cứu và phát triển phần mềm đã hỗ trợ MobiFone cho ra mắt, vận hành, khai thác và quản lý các hệ thống, các sản phẩm đặc thù thuộc 4 nhóm: Các dịch vụ trên Cloud, IoT, Phân phối phần cứng, phần mềm và Giải pháp, dự án. Với hàng chục sản phẩm đặc thù (và số lượng vẫn còn tăng lên mỗi ngày), MobiFone cung cấp các giải pháp có tính ứng dụng rất cao, có thể triển khai dễ dàng ở các doanh nghiệp số trên mọi phương diện. Theo đó, mọi tác vụ quản trị kinh doanh thông thường của một doanh nghiệp đều có thể được thực hiện từ xa với độ chính xác và bảo mật tối ưu. Từ giải pháp triển khai văn phòng trực tuyến e-Office đến thực hiện các buổi họp trực tuyến tại bất cứ đâu với truyền hình hội nghị (MegaMeeting); cho tới quản lý hệ thống bán hàng thông minh với ứng dụng mSale, quản lý chăm sóc khách hàng hoàn toàn tự động với giải pháp mCRM, quản lý và phát hành hóa đơn điện tử an toàn mBill… Hay cao cấp hơn là sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo và big data để thiết lập các tổng đài tự động, phân tích dữ liệu truyền thông, theo dõi sức khỏe thương hiệu và dự báo khủng hoảng với gói giải pháp SocialMe.
Hơn thế nữa, hiện MobiFone đã hoàn thành bộ giải pháp dành riêng cho Chính phủ số với 9 đề án triển khai phần mềm chi tiết gồm Cổng chính phủ Điện tử, Hệ thống quản lý tài liệu điện tử, Lưu trữ thông tin điện tử…
Có thể thấy rằng, trong bối cảnh các doanh nghiệp Việt Nam đang “loay hoay” tiếp cận với chuyển đổi số, thì những “đầu tàu” công nghệ hàng đầu với chiến lược nhạy bén, nền tảng công nghệ bài bản như MobiFone sẽ đóng vai trò then chốt trong việc dẫn dắt thị trường.
Nguồn: https://thanhnien.vn/cong-nghe/doanh-nghiep-cong-nghe-tien-phong-trong-cach-mang-chuyen-doi-so-1211138.html
Thegioigoicuoc.com
Chuyên trang tư vấn gói cước các nhà mạng lớn nhất Việt Nam. Thông tin khách quan, đầy đủ và chi tiết.
Gói cước Vinaphone – Gói cước Viettel – Gói cước Mobifone
Post Views: 249