Hãy tưởng tượng thói quen hàng ngày của bạn hoàn toàn phụ thuộc vào một ứng dụng điện thoại thông minh. Mỗi lần di chuyểncủa bạn đều được quyết định bởi màu sắc hiển thị trên màn hình điện thoại.
Đây là thực tế đối với hàng trăm triệu người ở Trung Quốc kể từ khi đại dịch COVID-19 xảy ra. Đất nước này đang gồng mình để chống lại virus, khôi phục lại nền kinh tế đứng thứ 2 thế giới.
Trung Quốc sử dụng mã quét QR để kiểm soát dịch bệnh COVID-19. |
Dựa vào công nghệ di động và gói dữ liệu lớn, chính phủ Trung Quốc đã sử dụng hệ thống mã QR dựa trên các màu sắc để kiểm soát các chuyển động của người dân và hạn chế sự lây lan của virus Corona. Các mã phản hồi nhanh được tạo tự động, thường được viết tắt là mã QR, được gán trên điện thoại thông minh của công dân như một chỉ báo về tình trạng sức khỏe của họ.
Mặc dù các cơ quan chức năng vẫn chưa đưa ra các quy tắc y tế bắt buộc, tại nhiều thành phố, công dân không sử dụng ứng dụng này sẽ không thể rời khỏi nơi ở của họ hoặc vào đi đến các địa điểm công cộng.
Học tập cách làm của Trung Quốc, nhiều nước khác cũng đã chuyển sang công nghệ tương tự để chống lại virus. Singapore tháng trước đã ra mắt một ứng dụng điện thoại thông minh theo dõi liên lạc, cho phép các cơ quan chức năng xác định những người đã tiếp xúc với bệnh nhân mắc COVID-19. Chính phủ Nhật Bản cũng đang xem xét việc áp dụng một ứng dụng tương tự. Nga cũng đang triển khai kế hoạch sử dụng mã QR để theo dõi các chuyển động và ngăn chặn virus lây lan trên đất nước của họ.
Chính phủ Trung Quốc đã tranh thủ sự giúp đỡ của hai gã khổng lồ internet là Alibaba và Tencent để lưu trữ các hệ thống mã y tế trên các ứng dụng điện thoại thông minh họ đang triển khai.
Hành khách đeo khẩu trang xếp hàng để kiểm tra mã QR trên điện thoại của họ khi vào ga đường sắt Ôn Châu. |
Ứng dụng thanh toán di động của Alibaba, ứng dụng nhắn tin Wechat của Tencent đều có mặt ở Trung Quốc, mỗi ứng dụng được hàng trăm triệu người sử dụng. Họ đã đặt mã sức khỏe trên các nền tảng này để dễ dàng truy cập cho nhiều người.
Hàng Châu, một thành phố ven biển ở phía đông tỉnh Chiết Giang, nơi có trụ sở của Alibaba, là một trong những thành phố đầu tiên sử dụng các mã y tế để quyết định công dân nào nên đi kiểm dịch. Hệ thống được ra mắt vào ngày 11 tháng 2 bởi Alipay.
Để có được mã sức khỏe, công dân phải điền thông tin cá nhân của họ bao gồm tên, số CMND hoặc số hộ chiếu, số điện thoại trên trang đăng ký. Sau đó, họ được yêu cầu báo cáo lịch sử di chuyển của mình và liệu họ đã tiếp xúc với bất kỳ bệnh nhân COVID-19 nào được xác nhận hoặc nghi ngờ trong 14 ngày qua. Công dân nước này cũng cần khai báo bằng cách đánh dấu vào các ô được lập trình sẵn nếu có bất kỳ triệu chứng sau đây: sốt, mệt mỏi, ho khan, nghẹt mũi, chảy nước mũi, đau họng hoặc tiêu chảy.
Sau khi thông tin được xác minh bởi các cơ quan chức năng, mỗi người dùng sẽ được gán mã QR bằng màu đỏ, màu hổ phách hoặc màu xanh lá cây. Người dùng nếu có mã đỏ phải cách ly hoặc tự cách ly trong 14 ngày, người dùng có mã màu hổ phách sẽ bị cách ly trong 7 ngày. Trong khi đó, người dùng có mã xanh có thể tự do di chuyển quanh thành phố.
Các mã sức khỏe cũng có thể đóng vai trò là người theo dõi di chuyển của mọi người trong khu vực công cộng vì cư dân có mã QR được quét khi họ ra vào nơi đây. Khi một nơi được xác nhận có người mắc COVID-19 qua lại, các nhà chức trách có thể nhanh chóng quay lại nơi bệnh nhân đã đến và xác định những người đã tiếp xúc với cá nhân đó.
Điểm yếu của mã QR khi kiểm soát dịch bệnh
Một người phụ nữ mặc đồ bảo hộ và đeo khẩu trang giữ mã QR y tế của thành phố Vũ Hán để cư dân quét trước khi vào khu dân cư. |
Như với tất cả các sản phẩm công nghệ khác, ứng dụng kiểm soát sức khỏe này vẫn có những hạn chế riêng. Nó có thể nhầm lẫn và gán cho người dùng mã màu sai và buộc người đó phải cách ly hoặc người nhiễm bệnh vẫn tự do di chuyển được
Khi người dân Trung Quốc tiếp tục đi di chuyển và khóa, tắt nguồn điện thoại của họ, một vấn đề khác có thể nảy sinh, đặc biệt là ứng dụng không thể làm nhiệm vụ kiểm soát của nó. Bên cạnh đó, không phải tất cả các thành phố và các tỉnh ở nước này đều thống nhất chung một quy tắc y tế.
Mặc dù tất cả các mã QR đều có 3 màu giống nhau và được phát triển bởi cùng một công ty, nhưng chúng lại dựa trên các cơ sở dữ liệu COVID-19 khác nhau được thiết lập bởi chính quyền địa phương.
Cũng có những lo ngại về quyền riêng tư. Các mã sức khỏe dựa trên các kho dữ liệu mà chính quyền đã thu thập từ các cá nhân, bao gồm thông tin cá nhân, địa điểm, lịch sử di chuyển, liên hệ gần đây và tình trạng sức khỏe của họ.
Nguồn: https://thoidai.com.vn/trung-quoc-su-dung-ma-qr-de-kiem-soat-dich-benh-covid-19-106064.html
Chuyên trang tư vấn gói cước các nhà mạng lớn nhất Việt Nam. Thông tin khách quan, đầy đủ và chi tiết.
Gói cước Vinaphone – Gói cước Viettel – Gói cước Mobifone