Người lao động phải làm thủ tục gì để nhận tiền hỗ trợ do ảnh hưởng dịch?

Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ đề nghị, các đơn vị thẩm định hồ sơ, quyết định và chuyển đủ kinh phí hỗ trợ cho người lao động.

nguoi lao dong phai lam thu tuc gi de nhan tien ho tro do anh huong dich
Người bán vé số ở TP.HCM nhận tiền hỗ trợ từ Quỹ phòng chống dịch Covid-19. (Ảnh: Thanh Niên)

Ngày 16/4, Sở Lao động – Thương binh và xã hội (LĐTB&XH) vừa báo cáo UBND TP.HCM về việc triển khai chính sách hỗ trợ người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 trên địa bàn thành phố sau khi thống nhất với Liên đoàn Lao động, Ban Quản lý các khu Chế xuất và Công nghiệp, Ban Quản lý khu Công nghệ cao.

Theo đó, đối tượng được hỗ trợ là người lao động bị mất việc do ảnh hưởng bởi dịch Covid – 19 (không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định), bao gồm cả giáo viên, nhân viên của các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập, nhóm trẻ làm việc trên địa bàn TP.

Việc hỗ trợ trên nguyên tắc bảo đảm cuộc sống cho người lao động bị mất, thiếu việc làm, không có thu nhập, gặp khó khăn do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19; đồng thời phải bảo đảm đúng đối tượng, công khai, minh bạch, không để trục lợi, lợi dụng chính sách; thủ tục nhanh, gọn nhưng phải chặt chẽ.

Đối với người lao động thời gian tạm hoãn, nghỉ việc không hưởng lương từ 1 tháng liên tục trở lên tính từ ngày 1/4 đến hết ngày 30/6 và thời điểm bắt đầu tạm hoãn, nghỉ việc không hưởng lương từ ngày 1/2 đến hết ngày 31/5. Bên cạnh đó, người lao động phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đến trước thời điểm tạm hoãn hoặc nghỉ việc không hưởng lương; có văn bản thỏa thuận tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động hoặc nghỉ việc không hưởng lương do ảnh hưởng bởi dịch Covid – 19.

Về trình tự, thủ tục, người lao động có đơn đề nghị gửi đến người sử dụng lao động để lập bảng tổng hợp danh sách; công khai bảng tổng hợp danh sách tại doanh nghiệp; đề nghị tổ chức công đoàn cơ sở và bảo hiểm xã hội xác nhận. Sau đó, doanh nghiệp gửi hồ sơ đề nghị hỗ trợ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Ban quản lý các Khu chế xuất và Công nghiệp TP.HCM, Ban quản lý Khu công nghệ cao TP.HCM hoặc UBND các quận, huyện nếu trụ sở chính nằm ngoài khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao.

Trong 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ, các đơn vị thẩm định, quyết định và chuyển đủ kinh phí hỗ trợ cho người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 theo đúng danh sách đã được phê duyệt, nếu không hỗ trợ phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Đối với các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập, nhóm trẻ có cơ sở trên địa bàn phường, xã, các quận, huyện chuyển kinh phí cho UBND phường, xã để hỗ trợ theo danh sách giáo viên, nhân viên.

Đối với người lao động bị chấm dứt hợp đồng nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp, thời gian chấm dứt hợp đồng từ ngày 1/2 đến hết ngày 30/6, TP không hỗ trợ người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật hoặc hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng.

Người lao động có nhu cầu hỗ trợ nộp hồ sơ đề nghị trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Ban quản lý các Khu chế xuất và Công nghiệp TP.HCM, Ban quản lý Khu công nghệ cao, hoặc UBND quận, huyện nơi đặt trụ sở chính của doanh nghiệp. Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ đề nghị, các đơn vị thẩm định hồ sơ, quyết định và chuyển đủ kinh phí hỗ trợ cho người lao động.

Theo đó, người lao động được hỗ trợ 1 triệu đồng/người/tháng, với thời gian tối đa không quá 3 tháng, tính từ tháng 4 đến hết tháng 6. Dự kiến TP sẽ hỗ trợ 600.000 người lao động bị ảnh hưởng với tổng ngân sách khoảng 1.800 tỷ đồng.

Nguồn: https://thoidai.com.vn/nguoi-lao-dong-phai-lam-thu-tuc-gi-de-nhan-tien-ho-tro-do-anh-huong-dich-106092.html

Thegioigoicuoc.com

Chuyên trang tư vấn gói cước các nhà mạng lớn nhất Việt Nam. Thông tin khách quan, đầy đủ và chi tiết.

Gói cước VinaphoneGói cước ViettelGói cước Mobifone

Chia sẻ:
Trò chuyện cùng chúng tôi