Trong khi người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc khẳng định ở nước này chưa từng che giấu tình trạng dịch Covid-19, các chuyên gia Hàn Quốc lo lắng việc chế tạo vắc-xin thêm khó khăn vì virus “thông minh” hơn.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc bác bỏ những hoài nghi từ một số nước rằng Trung Quốc có che giấu quy mô dịch Covid-19. (Ảnh: AFP) |
Theo Reuters, ngày 17/4, tại buổi họp báo thường kỳ ở Bắc Kinh, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc khẳng định chính phủ nước này không cho phép hành vi che giấu dịch Covid-19 và nước này chưa từng xảy ra tình trạng che giấu bùng phát lây nhiễm virus corona.
Sáng cùng ngày, cơ quan y tế Vũ Hán đã cập nhật lại số ca nhiễm và ca tử vong vì Covid-19 tại thành phố. Theo đó, số liệu tăng thêm 1.290 trường hợp, từ 2.579 lên 3.869. Tổng số ca nhiễm virus corona trong hơn 4 tháng qua tại Vũ Hán cũng được điều chỉnh từ 50.008 lên 50.333 trường hợp.
Phát biểu về vấn đề này, người phát ngôn cho biết đây là hệ quả của quá trình xác minh số liệu nhằm đảm bảo độ chính xác, đồng thời cho biết rà soát số liệu là hành động phổ biến trên thế giới.
Tính đến ngày 17/4, tổng số ca nhiễm ở Trung Quốc là 82.367 trường hợp. Nước này cũng hi nhận 4.632 ca tử vong vì nhiễm virus corona, trong đó bao gồm 1.290 ca được cơ quan y tế Vũ Hán xác minh lại và bổ sung.
(Ảnh minh hoạ: AFP) |
Theo số liệu của CDC Hàn Quốc, tính đến ngày 16/4, nước này đã ghi nhận ít nhất 141 trường hợp tái nhiễm Covid-19. Phần lớn được phát hiện ở thành phố Daegu và tỉnh Gyeongsang Bắc, những tâm điểm bùng phát dịch Covid-19 ở Hàn Quốc. Có 55 trường hợp nằm trong nhóm tuổi từ trên 20 đến dưới 40 tuổi.
Các chuyên gia đã đặt ra một số giả thuyết như độ sai lệch của xét nghiệm, hệ quả khi virus “trì hoãn lây lan” trong cơ thể bệnh nhân hoặc virus “tái kích hoạt” sau giai đoạn ngủ đông hay bệnh nhân lây nhiễm lại từ môi trường bên ngoài. Những nghiên cứu thời gian qua về các chủng virus corona khác cho thấy người nhiễm thông thường có khả năng đề kháng tái nhiễm trong ít nhất một năm sau khi khỏi bệnh. Điều này đồng thời dấy lên những lo ngại về triển vọng sớm phát triển vắc-xin.
Kim Woo Joo, chuyên gia bệnh truyền nhiễm tại Bệnh viện Đại học Hàn Quốc, nhận định mối lo ngại lớn nhất từ hiện tượng bệnh nhân âm tính rồi lại dương tính là nguy cơ virus đột biến. “Các nhà nghiên cứu đang xét nghiệm mẫu máu từ các trường hợp này để xem xét liệu họ tái nhiễm vì hệ miễn dịch có vấn đề, hay virus bằng cách nào đó đã đột biến và qua mặt hệ thống đề kháng của cơ thể”, chuyên gia này chia sẻ.
Giáo sư dịch tễ học tại Đại học Quốc gia Seoul – Cho Sung Il, cho rằng khả năng bệnh Covid-19 tái phát là không nhiều nhưng rất đáng lo ngại. Hiện tượng này đồng nghĩa ngay cả những bệnh nhân được xuất viện cũng có rủi ro lây nhiễm. Ông Cho hy vọng các xét nghiệm của KCDC trong vài ngày tới sẽ làm sáng tỏ bí ẩn.
Hiện tại, KCDC vẫn chưa công bố thông tin chi tiết về số ca tái nhiễm có triệu chứng. Giới chức y tế Hàn Quốc chưa công bố trường hợp nào tái nhiễm và lây bệnh cho người khác.
Chuyên trang tư vấn gói cước các nhà mạng lớn nhất Việt Nam. Thông tin khách quan, đầy đủ và chi tiết.
Gói cước Vinaphone – Gói cước Viettel – Gói cước Mobifone