Năm đầu tiên Nhật Bản chính thức mở cửa thị trường nhập khẩu trực tiếp quả vải thiều Việt Nam

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bắc Giang, năm 2020, Nhật Bản chính thức mở cửa cho quả vải thiều Việt Nam xuất khẩu trực tiếp sang nước này.

Từ cuối năm 2019, Bộ Nông lâm Ngư nghiệp của Nhật Bản (MAFF) đã thông báo mở cửa cho quả vải thiều Việt Nam xuất khẩu trực tiếp sang Nhật Bản. Đồng thời, MAFF cũng gửi kèm theo quy định về kiểm dịch thực vật với vải thiều Việt Nam. Đây là kết quả của hơn 5 năm nỗ lực đàm phán giữa hai bên cùng nhiều thí nghiệm nghiêm ngặt được thực hiện để đảm bảo diệt trừ triệt để các đối tượng phải kiểm dịch thực vật của Nhật Bản có khả năng đi theo quả vải thiều của Việt Nam.

Quả vải của Việt Nam ngày càng được thị trường nước ngoài đánh giá cao.

Để chuẩn bị cho việc xuất khẩu vải thiều vào thị trường Nhật Bản, tỉnh Bắc Giang đã phối hợp với các huyện và Cục Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiến hành rà soát, cấp mã số vùng trồng theo yêu cầu của phía Nhật Bản.

Hiện tại, tỉnh Bắc Giang đã có 19 mã số vùng trồng vải thiều được cấp để xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, với diện tích 103 ha thuộc các xã: Hồng Giang, Nam Dương, Tân Sơn, Quý Sơn, Giáp Sơn, Hộ Đáp của huyện Lục Ngạn và xã Phúc Hòa của huyện Tân Yên.

Để đảm bảo đúng tiêu chuẩn, tỉnh Bắc Giang đã tích cực hướng dẫn nông dân về quy trình sản xuất vải an toàn, đúng tiêu chuẩn, sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật đúng trong danh mục cho phép, ghi nhật ký sản xuất… Đồng thời, mời gọi doanh nghiệp tham gia liên kết tiêu thụ vải thiều xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản.

Theo đánh giá của cơ quan chuyên môn, hiện vải đang trong giai đoạn đậu quả với tỷ lệ đậu cao, chất lượng vải thiều năm nay dự kiến cũng rất tốt. Vải sớm thu hoạch từ 20/5 đến 5/6, vải chính vụ thu hoạch từ 10/6.

Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Bắc Giang Trần Quang Tấn cho biết: trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 có thể ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ vải thiều, đơn vị đã xây dựng các kịch bản tiêu thụ trong điều kiện dịch bệnh được kiểm soát hoặc khi dịch bệnh ngày càng phức tạp. Tỉnh xác định thị trường nội địa và thị trường Trung Quốc vẫn là những thị trường chính. Nếu dịch bệnh vẫn tiếp tục, giá vải và sản lượng xuất khẩu dự kiến giảm, Bắc Giang đẩy mạnh các biện pháp sơ chế, chế biến và bảo quản quả vải như sấy khô, ép nước… đồng thời, tiến hành xúc tiến trực tuyến. Đối với thị trường trong nước, Bắc Giang tiếp tục chú trọng đưa vải thiều vào hệ thống siêu thị, các chợ đầu mối và thị trường phía Nam.

MAFF yêu cầu: Quả vải thiều tươi xuất khẩu vào Nhật Bản phải được trồng tại các vườn được Cục Bảo vệ thực vật kiểm tra, giám sát và cấp mã số vùng trồng, đáp ứng quy định về kiểm dịch thực vật và an toàn thực phẩm của Nhật Bản. Lô quả vải xuất khẩu phải được đóng gói và xử lý xông hơi khử trùng bằng methyl bromide (một loại hóa chất khử trùng) tại các cơ sở được Cục Bảo vệ thực vật và MAFF công nhận với liều lượng tối thiểu là 32g/m3 trong 2 giờ, dưới sự giám sát của cán bộ kiểm dịch thực vật của hai quốc gia. Các lô quả vải thiều xuất khẩu cũng phải kèm theo giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật do Cục Bảo vệ thực vật cấp.

Năm 2020, diện tích vải thiều toàn tỉnh Bắc Giang đạt hơn 28.100 ha, sản lượng dự kiến khoảng 160.000 tấn. Theo đó vải sớm khoảng 6.000 ha, sản lượng khoảng 45.000 tấn; vải thiều chính vụ hơn 22.000 ha, dự kiến sản lượng khoảng 115.000 tấn. Thời gian qua, Bắc Giang đã mở rộng diện tích sản xuất vải theo tiêu chuẩn Thực hành nông nghiệp Tốt VietGAP lên 14.300 ha, theo tiêu chuẩn GlobalGAP là 80 ha. Bên cạnh đó, tỉnh Bắc Giang cũng có 200 ha vải thiều được cấp mã số vùng trồng xuất khẩu sang thị trường Mỹ.

Nguồn: https://thoidai.com.vn/nam-dau-tien-nhat-ban-chinh-thuc-mo-cua-thi-truong-nhap-khau-truc-tiep-qua-vai-thieu-viet-nam-106963.html

Thegioigoicuoc.com

Chuyên trang tư vấn gói cước các nhà mạng lớn nhất Việt Nam. Thông tin khách quan, đầy đủ và chi tiết.

Gói cước VinaphoneGói cước ViettelGói cước Mobifone

STTBạn có thể quan tâmVinaphoneViettelMobifone
1Gói cước 4G 1 ngàyVinaphone D2 1 ngàyViettel MI10D 1 ngàyMobifone D5 1 ngày
2Gói cước 4G 1 tuầnVinaphone DT20 7 ngàyViettel 7MI5D 7 ngàyMobifone D30 7 ngày
2Gói cước 4G thángVinaphone MAX70 1 thángViettel MIMAX90 1 thángMobifone MIU90 1 tháng
4Gói cước 4G 6 thángVinaphone BIG90 6 thángViettel MIMAX450 6 thángMobifone M70 6 tháng
5Gói cước 4G 1 nămVinaphone MAX200 12 tháng Mobifone M120 12 tháng
Chia sẻ:
Trò chuyện cùng chúng tôi