Cộng đồng người Việt tại Hy Lạp đã quá quen thuộc với cái tên Kostas Saratidis (hay còn gọi là Nguyễn Văn Lập). Ông là người nước ngoài duy nhất được Nhà nước Việt Nam phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Ông Kostas Saratidis, tên tiếng Việt là Nguyễn Văn Lập-người lính da trắng của Bác Hồ (Ảnh: VTV) |
Trở thành người lính cụ Hồ
Người Việt ở Thủ đô Athens Hy Lạp gọi ông Kostas Saratidis với cái tên thân mật là “bác Lập”. Bà con cho biết hàng chục năm qua, ông đã tận tụy đóng góp công sức vào việc xây dựng, phát triển cộng đồng người Việt tại đây. Ông Kostas là chứng nhân của lịch sử, 1 người lính da trắng của Bác Hồ.
Tháng 2/1946, chàng thanh niên Hy Lạp Kostas Sarantidis có mặt trong đội quân viễn chinh của thực dân Pháp đổ bộ lên Sài Gòn. Anh nghe người Pháp nói lính lê dương Pháp sang Đông Dương để “giải phóng” các xứ ở đây, chống phát xít Nhật. Nhưng sau đó anh nhanh chóng nhận ra tất cả những gì người Pháp nói chỉ là chém gió, những gì họ làm đó là tàn sát và xâm lược.
Sau này, ông nhớ lại: “Tuy mới 18 tuổi đời, chưa hiểu nhiều về cuộc sống và chính trị, nhưng với truyền thống yêu tự do của người dân Hy Lạp đã từng trải qua 400 năm dưới ách thống trị của quân Thổ Nhĩ Kỳ, sau nhiều đêm thức trắng, tôi quyết định đi theo Việt Minh, dù cũng chưa hiểu rõ Việt Minh là thế nào…”.
Ông Kostas Saratidis hiện là Chủ tịch Hội hữu nghị Việt Nam-Hy Lạp (Ảnh: Buctuongmientrung) |
Thời gian đầu chiến sĩ “mắt xanh mũi lõ” Nguyễn Văn Lập được giao nhiệm vụ làm công tác địch vận tại Quảng Nam-Đà Nẵng. Đến cuối năm 1946, chiến sĩ Lập đã kêu gọi được tới 40 lính lê dương khác gia nhập đội quân cách mạng. Sau đó Lập được phiên vào biên chế Tiểu đội 3, Đại đội 39 do ông Đàm Quang Trung thời đó làm Đại đội trưởng. Chiến sĩ Lập đã chiến đấu dũng cảm như một người lính Cụ Hồ thực thụ trong suốt gần “9 năm làm một Điện Biên”.
Hòa bình lập lại tại miền Bắc, năm 1956 ông xuất ngũ rồi đi làm phiên dịch tiếng Đức ở nhà máy in Tiến Bộ. Thỉnh thoảng ông Lập còn được hãng phim truyện mời đi đóng phim. Năm 1958, ông kết hôn với một cô gái Hà Nội, người được ông mô tả là “cực xinh”, sinh được bốn người con, một trai ba gái, tất cả đều lấy tên Việt Nam là Nguyễn Văn Thành, Nguyễn Thị Bạch Tuyết, Nguyễn Thị Bạch Nga và Nguyễn Thị Tự Do.
Hà Nội thời chiến tranh và bao cấp đã tôi luyện chàng trai người Hy Lạp trở thành một người Việt thực thụ, một người chồng người cha tận tụy cần mẫn với gia đình. Năm 1965, ông cùng vợ con trở về Hy Lạp qua con đường sứ quán Hy Lạp tại Moskva. Cuộc sống bên Hy Lạp của ông cũng vất vả không kém, ông bảo : “Tôi đã mang vợ nước ngoài về thì không bao giờ bắt vợ đi làm. Tôi quyết tâm dù phải vất vả 18 thậm chí 24 tiếng mỗi ngày cũng phải làm để nuôi vợ con. Tôi suốt đời hy sinh cho… vợ con”. Về Hy Lạp ông làm nghề lái xe tải hạng nặng nhờ có bằng lái xe ở Việt Nam. Từ khi trở về, Nguyễn Văn Lập thường xuyên theo dõi tình hình chiến sự Việt Nam qua đài Trung Quốc phát bằng tiếng Pháp.
Viết sẵn di chúc trước khi sang Việt Nam
Cuối tháng 8/2013, ông đáp chuyến bay từ Thủ đô Athens (Hy Lạp) sang Hà Nội dự lễ đón nhận danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân do Nhà nước Việt Nam trao tặng. Sang Việt Nam, Nguyễn Văn Lập như được về lại nhà mình, ông thấy khỏe ra nhiều. Ông cười bảo, lần này mới là lần thứ tám, ông sẽ tiếp tục đến Việt Nam và phấn đấu có tới 10 lần trở lại mảnh đất này. Cô con gái Bạch Tuyết đi cùng ba tuy bập bẹ chút ít tiếng Việt cũng kịp “tiết lộ”: “Gia đình cháu và bác sĩ không ai đồng ý để ba sang đợt này, nhưng ba cháu quyết tâm lắm, ba đã viết sẵn di chúc và bảo: Nếu có chết thì cũng nằm lại quê hương thứ hai”.
Nói tới 8 chuyến đi trở lại Việt Nam, với mức lương hưu ít ỏi, ông Lập đã “lên kế hoạch” để dành tiền.Ông để dành 3 euro tiền uống cafe mỗi ngày để mua vé. Ông còn kể rằng lần nào trước khi sang Việt Nam, ông cũng viết di chúc để lại, dặn dò vợ con là nếu chẳng may có mệnh hệ gì thì dứt khoát không đưa ông về Hy Lạp mà hãy chôn cất ông ở Việt Nam, vì với ông, Việt Nam cũng chính là Tổ quốc, là quê hương như đất nước Hy Lạp mà ông đang sinh sống.
Có một chi tiết ấn tượng về ông, đó là khi được giới thiệu lên phát biểu, Kostas Sarantidis luôn kính cẩn cúi đầu chào trước tượng Bác, rồi bước đến bục phát biểu. “Tôi thích được gọi là Nguyễn Văn Lập hơn là Kostas Sarantidis. Bởi cái tên này gắn với những kỷ niệm không thể nào quên với nước Việt Nam của cụ Hồ. Các bạn Việt Nam đã giúp tôi hiểu thế nào là độc lập tự do”.
Ông Kostas Saratidis người nước ngoài duy nhất được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân (Ảnh: Buctuongmientrung) |
Mỗi lần về Việt Nam, những đồng đội cũ chào đón ông không chỉ bằng tình đồng chí mà còn bằng tình anh em khiến ông thấy vô cùng ấm áp. Ông lại cùng các đồng đội cũ đi thăm và tặng quà, hỗ trợ tiền cho người dân Quảng Ngãi bị lụt bão, giúp các bệnh nhi ở Đà Nẵng, Hà Nội mổ tim từ tiền bán sách “Tại sao tôi về với Việt Minh” do ông viết. Để giúp đỡ các nạn nhân bị nhiễm chất độc da cam, năm 2009, ông đã vận động thành lập Hội hữu nghị Việt Nam-Hy Lạp do ông làm Chủ tịch để quyên góp gây quỹ.
Hiện nay gia đình ông có 8 cháu nội ngoại, sinh sống ở thủ đô Athens và các thành phố khác. Yêu và gắn bó với Việt Nam, Kostas Lập không chỉ đặt tên cho con mà đến cháu cũng lấy tên Việt (Nguyễn Phục Sinh, Nguyễn Hồ Minh…), thậm chí hòm thư báo trước cổng nhà trên đường phố Rodos ở thành phố Athens ông cũng ghi cả 2 cái tên Việt Nam và Hy Lạp: Kostas Sarantidis Nguyễn Văn Lập.
Chuyên trang tư vấn gói cước các nhà mạng lớn nhất Việt Nam. Thông tin khách quan, đầy đủ và chi tiết.
Gói cước Vinaphone – Gói cước Viettel – Gói cước Mobifone
STT | Bạn có thể quan tâm | Vinaphone | Viettel | Mobifone |
1 | Gói cước 4G 1 ngày | Vinaphone D2 1 ngày | Viettel MI10D 1 ngày | Mobifone D5 1 ngày |
2 | Gói cước 4G 1 tuần | Vinaphone DT20 7 ngày | Viettel 7MI5D 7 ngày | Mobifone D30 7 ngày |
2 | Gói cước 4G tháng | Vinaphone MAX70 1 tháng | Viettel MIMAX90 1 tháng | Mobifone MIU90 1 tháng |
4 | Gói cước 4G 6 tháng | Vinaphone BIG90 6 tháng | Viettel MIMAX450 6 tháng | Mobifone M70 6 tháng |
5 | Gói cước 4G 1 năm | Vinaphone MAX200 12 tháng | Mobifone M120 12 tháng |