Mức xử phạt với phương tiện không có bảo hiểm bắt buộc mới nhất năm 2020 có những điểm đáng lưu ý sau.
Mức xử phạt với phương tiện không có bảo hiểm bắt buộc mới nhất năm 2020 |
Tại khoản 2, điều 58 Luật Giao thông đường bộ năm 2008, người điều khiển phương tiện khi tham gia giao thông cần mang các loại giấy tờ sau: Đăng ký xe; Giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe cơ giới; Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới; Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
Ngoài ra, tại Nghị định 103/2008/NĐ-CP cũng quy định rõ chủ xe cơ giới phải tham gia bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự. Trong đó, tài xế phải tuân theo các quy định, nguyên tắc, điều khoản, biểu phí bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới do Bộ Tài chính quy định.
Như vậy, Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự hay còn gọi Bảo hiểm bắt buộc là giấy tờ mà tài xế bắt buộc phải mang theo khi tham gia giao thông.
Do vậy, tài xế nên mua bảo hiểm bắt buộc để bảo vệ tài sản của mình và cũng tránh được rủi ro trong quá trình tham gia giao thông. Được biết, bảo hiểm bắt buộc có thể chi trả trong phạm vi mức trách nhiệm bảo hiểm (100 triệu đồng) nếu xảy ra tai nạn giao thông. Lúc này, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ bồi thường cho chủ xe.
Nghị định 100/2019/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 1/1/2020, về quy định mức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt, đã quy định rõ mức phạt với ô tô, xe máy không có bảo hiểm.
Cụ thể, tại điều 21 về xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới.
Theo đó:
Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy không có hoặc không mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực bị phạt tiền từ 100.000 – 200.000 đồng (trước đây phạt 80.000 – 120.000 đồng).
Người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô không có hoặc không mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực bị phạt tiền từ 400.000 – 600.000 đồng (bằng mức phạt tại Nghị định 46).
Trên thực tế, nhiều người khi tham gia giao thông không nhận định rõ vai trò của bảo hiểm bắt buộc nên không nghiêm chỉnh chấp hành. Khi các sự cố xảy ra có thể phải gánh chịu hậu quả lớn.
Chuyên trang tư vấn gói cước các nhà mạng lớn nhất Việt Nam. Thông tin khách quan, đầy đủ và chi tiết.
Gói cước Vinaphone – Gói cước Viettel – Gói cước Mobifone
STT | Bạn có thể quan tâm | Vinaphone | Viettel | Mobifone |
1 | Gói cước 4G 1 ngày | Vinaphone D2 1 ngày | Viettel MI10D 1 ngày | Mobifone D5 1 ngày |
2 | Gói cước 4G 1 tuần | Vinaphone DT20 7 ngày | Viettel 7MI5D 7 ngày | Mobifone D30 7 ngày |
2 | Gói cước 4G tháng | Vinaphone MAX70 1 tháng | Viettel MIMAX90 1 tháng | Mobifone MIU90 1 tháng |
4 | Gói cước 4G 6 tháng | Vinaphone BIG90 6 tháng | Viettel MIMAX450 6 tháng | Mobifone M70 6 tháng |
5 | Gói cước 4G 1 năm | Vinaphone MAX200 12 tháng | Mobifone M120 12 tháng |