Trong 5 năm tái cơ cấu (2014-2019), Tập đoàn VNPT đã thực hiện được nhiều kế hoạch đặt ra, minh chứng rõ nhất là các chỉ số sản xuất kinh doanh tăng trưởng tốt. Đặc biệt, trong 5 năm liên tiếp, VNPT luôn đạt mức tăng trưởng lợi nhuận trên 20%. Thế giới gói cước Vinaphone đã tổng hợp lại các tin tức mới nhất về “Những dấu ấn thành công của VNPT trên thị trường cách mạng số” trong bài viết dưới đây.
I. 5 năm tái cơ cấu VNPT: Những ấn tượng đã đạt được
1.1 Từ thay đổi mô hình tổ chức
Năm 2014, VNPT bắt đầu tiến hành tái cơ cấu theo các Quyết định số 888/QĐ-TTg và Quyết định số 2129/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Với quyết tâm cao và định hướng đúng đắn.
Với định hướng lấy khách hàng làm trung tâm. VNPT cũng đã xây dựng tổ chức trên nguyên tắc phân lớp kinh doanh – hạ tầng – dịch vụ. Thay vì phân mảnh thành nhiều đơn vị chủ dịch vụ. VNPT đã thành lập 63 Trung tâm kinh doanh tại 63 tỉnh, thành phố và 5 công ty dọc. Nhằm tách bạch và chuyên biệt hóa giữa hoạt động kinh doanh và kỹ thuật.
Đến năm 2015, VNPT thành lập 3 Tổng công ty: VNPT-VinaPhone để phát triển hệ thống kinh doanh toàn quốc. VNPT-Net để thống nhất quản lý hạ tầng. VNPT-Media để thống nhất về quản lý dịch vụ gia tăng và truyền thông. Tập đoàn cũng đã thay đổi cơ cấu lao động. Tái đào tạo và bố trí lại lao động. Tăng cường lao động cho kinh doanh (từ 4.000 người lên gần 15.000 người).
Đến nay, VNPT là một trong những doanh nghiệp đi đầu. Và được Chính phủ, bộ, ngành và chính quyền địa phương tin tưởng lựa chọn. Cùng đồng hành trong chiến lược chuyển đổi số quốc gia.
1.2 Thay đổi phương thức kinh doanh
Một trong những thay đổi quan trọng mà VNPT đã thực hiện trong giai đoạn tái cơ cấu. Đó thành lập 63 Trung tâm kinh doanh tại 63 viễn thông tỉnh, thành phố. Và tăng cường nhân lực kinh doanh từ con số 4.000 lên 15.000 người.
Việc quản trị các kênh bán hàng theo phân loại đối tượng khách hàng, phân khúc thị trường, phân vùng địa lý, hình thức tiếp cận…
Đội ngũ bán hàng của VNPT đã thay đổi tư duy bán hàng bị động sang tư duy bán hàng chủ động. Ứng dụng CNTT vào hoạt động quản lý, điều hành chính sách kinh doanh.
Đến nay, VNPT không chỉ có mạng di động 3G / 4G rộng khắp đến 96% quy mô dân số. Mạng băng rộng cố định có tốc độ Internet số 1 Việt Nam. Mà còn đang sở hữu 2 trung tâm IDC tiêu chuẩn Tier 3 tại Nam Thăng Long và Tân Thuận. Đồng thời tiếp tục phát triển hạ tầng CNTT. Đáp ứng nhu cầu cung cấp dịch vụ nội bộ và cho khách hàng. Đặc biệt là khối khách hàng chính quyền.
1.3 Dẫn dắt quá trình chuyển đổi số quốc gia
Xác định chuyển đổi số là xu thế tất yếu, trong thời gian qua, VNPT đã không ngừng chuyển đổi để trở thành một doanh nghiệp số. Đặc biệt, trong năm 2019, VNPT đã tập trung mọi nguồn lực cho lĩnh vực này và đạt được những kết quả rất ấn tượng.
Đến nay, bộ sản phẩm Chính phủ điện tử của VNPT đã hiện diện tại 53 tỉnh/thành phố; giải pháp phòng họp không giấy tờ VNPT-eCabinet đã triển khai cho UBND TPHCM và gần 150 đơn vị.
VNPT đã khảo sát, tư vấn xây dựng Đề án đô thị thông minh cho 28 tỉnh/thành. Triển khai giải pháp du lịch thông minh gần 50 tỉnh/thành… Hiện gần 55% cơ sở Y tế đã sử dụng VNPT-HIS; gần 60% trường học sử dụng giải pháp vnEdu…
Suốt trong quá trình tái cơ cấu, Tập đoàn liên tục duy trì được tốc độ tăng lợi nhuận ấn tượng bình quân trên 20%/năm. Giữ vững và phát triển cả 2 thương hiệu VNPT và VinaPhone. Đảm bảo thu nhập cho người lao động với mức tăng bình quân khoảng 15%/năm.
II. VNPT đóng góp lớn trong triển khai thành công IPv6 tại Việt Nam
Kế hoạch hành động quốc gia về IPv6, chuyển đổi toàn bộ mạng Internet Việt Nam sang IPv6. Sẵn sàng cho Cách mạng công nghiệp 4.0 đã chính thức được công bố hoàn thành. Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam – VNPT là một trong những doanh nghiệp góp phần tích cực vào sự thành công chung này.
2.1 Ứng dụng IPv6 thành công trên hầu hết các phương diện
Địa chỉ IPv6 được Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) – Cơ quan quản lý tài nguyên Internet tại Việt Nam thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, lần đầu giới thiệu vào năm 2004. Để đảm bảo sự phát triển của hoạt động Internet Việt Nam, trong giai đoạn 2008 – 2019, Bộ Thông tin và Truyền thông đã triển khai các kế hoạch, hoạt động thúc đẩy chuyển đổi ứng dụng thế hệ địa chỉ Internet mới IPv6.
Với mục tiêu tổng thể là “Internet Việt Nam hoạt động an toàn, tin cậy với địa chỉ IPv6 kể từ 2019”, trong suốt giai đoạn 2011 – 2019, Ban Công tác thúc đẩy phát triển IPv6 quốc gia (Ban Công tác) đã cùng các đơn vị, doanh nghiệp triển khai nhiệm vụ bám sát nội dung, lộ trình của Kế hoạch hành động quốc gia về IPv6.
Sau các nỗ lực, hoạt động đúng hướng, Việt Nam có kết quả ứng dụng IPv6 xuất sắc. Mạng Internet Việt Nam được chuyển đổi sang thế hệ mới sử dụng IPv6. Hoạt động ổn định; dịch vụ IPv6 được cung cấp rộng rãi tới người sử dụng.
Tính đến tháng 12/2019, tỷ lệ ứng dụng IPv6 Việt Nam đạt 39,94%. Vượt xa các quốc gia trong khu vực và thuộc nhóm quốc gia tiêu biểu nhất toàn cầu. Đứng thứ 2 ASEAN, thứ 8 trên thế giới với hơn 21.000.000 người sử dụng IPv6. Thời điểm tháng 5-6/2019, Việt Nam vượt qua Malayxia, Nhật Bản. Để đứng số 1 khu vực ASEAN và thứ 5 toàn cầu.
2.2 7 triệu thuê bao VNPT ứng dụng địa chỉ IPv6
Tính đến thời điểm này, hạ tầng mạng IPv6 quốc gia gồm Hệ thống DNS quốc gia với 6/7 cụm máy chủ hỗ trợ IPv6 và Trạm trung chuyển lưu lượng Internet quốc gia (VNIX). Với 19/21 thành viên kết nối qua IPv4/IPv6. Đây là cơ sở nền tảng cho phát triển Internet Việt Nam và ứng dụng thế hệ địa chỉ Internet mới IPv6.
Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, các chỉ số ứng dụng triển khai IPv6 ấn tượng của Việt Nam là kết quả của sự phối hợp hiệu quả từ các doanh nghiệp. Trong đó nổi bật là Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam VNPT, Công ty Viễn thông FPT, Tổng công ty MobiFone… Các doanh nghiệp ISP, di động lớn đều đã sẵn sàng chuyển đổi IPv6 cho mảng hạ tầng, dịch vụ.
Tập đoàn VNPT là một trong những doanh nghiệp đã hoàn xuất sắc kế hoạch hành động quốc gia về IPv6. Theo Bộ tiêu chí đánh giá với tỷ lệ cao (trên 120%). VNPT đã triển khai cung cấp dịch vụ trên nền IPv6, đóng góp cho lưu lượng IPv6 Việt Nam. Theo thống kê của APNIC vào đầu tháng 12/2019, tỷ lệ ứng dụng IPv6 của Tập đoàn VNPT là 35.23%.
Được biết, hiện giờ, VNPT đã triển khai hạ tầng Chính phủ điện tử như dịch vụ một cửa IGATE cho 36/64 tỉnh/ thành phố. Dịch vụ văn bản điện tử eOffice cho 59/64 tỉnh/Thành phố. Hệ thống trục liên thông văn bản quốc gia. Các dịch vụ Y tế điện tử triển khai rộng rãi khắp các bệnh viện tại các tỉnh/Thành phố trong cả nước.
III. VNPT-Media: Dấu ấn thành công trên thị trường dịch vụ Số
3.1 Dấu ấn đậm nét của năm 2019
Năm 2019, Tổng công ty VNPT-Media không chỉ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, mà còn chuyển mình mạnh mẽ. Đạt được nhiều kết quả khả quan, khởi đầu giai đoạn phát triển mới thuận lợi với nhiều dấu ấn thành công.
Năm 2019, tổng doanh thu của VNPT-Media đạt xấp xỉ 2.864 tỷ đồng. Tương đương 188% so với cùng kì. Lợi nhuận năm 2019 đạt 380,5 tỷ đồng.Tương đương tăng 269% so với cùng kì. Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE) đạt 22%. Bằng 109% so với kế hoạch giao.
Có thể nói, năm 2019 ghi dấu ấn đậm nét trong chặng đường phát triển của dịch vụ MyTV. Số lượng thuê bao phát sinh cước (PSC) qua đó cũng liên tục duy trì mức tăng trưởng dương. Tính đến hết năm 2019, tổng số thuê bao PSC ước tính đạt hơn 1,63 triệu thuê bao. Tăng 152% so với năm 2018.
Ở dịch vụ phần mềm, chiến lược chuyển đổi số của VNPT từ một nhà cung cấp dịch vụ viễn thông truyền thống sang một nhà cung cấp dịch vụ số. Hướng tới trở thành nhà cung cấp dịch vụ số hàng đầu tại Việt Nam và Trung tâm giao dịch số của khu vực châu Á.
3.2 Quyết tâm tạo ra đột phá trong năm 2020
Bước sang năm 2020, bên cạnh các tồn tại, hạn chế cần khắc phục của năm 2019, Lãnh đạo Tổng Công ty Media đã đưa ra bộ 6 nhóm giải pháp trọng tâm mà toàn Tổng công ty cần phải phấn đấu, triển khai quyết liệt và mạnh mẽ, để có thể vừa vượt qua thách thức, khó khăn, đạt được chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao, vừa bắt kịp nhịp độ phát triển, tăng trưởng nói chung của Tập đoàn.
Theo đó, bộ 7 nhóm mục tiêu, giải pháp bao gồm:
Xây dựng Hệ sinh thái số My VNPT để phục vụ khách hàng hiện có.
Tăng doanh thu bán gói, nạp thẻ, bán dịch vụ số và hình thành lĩnh vực thương mại điện tử cho VNPT
Đẩy mạnh các giải pháp đồng bộ về kinh doanh, nội dung, sản phẩm đối với dịch vụ truyền hình MyTV
Số hóa thanh toán qua VNPT Pay và đa dạng hệ sinh thái merchant online – offline
Thúc đẩy doanh thu dịch vụ Số
Phát triển nền tảng và GTM các sản phẩm IoT để tích hợp với sản phẩm cơ bản của VNPT
Phát triển công nghệ nền tảng và ứng dụng.
3.3 Đột phá trong năm với sự ra đời của các gói cước combo siêu ưu đãi
Đăng ký gói cước 3G – 4G – 5G Vinaphone luôn là giải pháp hiệu quả và tiết kiệm nhất cho nhu cầu sử dụng internet ngày càng đa dạng của người dùng. Giúp bạn thả ga xem phim, lướt Facebook, đọc báo, nghe nhạc,…Trong năm vừa qua, Vinaphone đã cho ra mắt các gói cước combo siêu ưu đãi mới. Bạn có thể tham khảo chi tiết gói cước ở bảng sau:
BẢNG GIÁ VÀ CÚ PHÁP ĐĂNG KÝ GÓI CƯỚC COMBO VINAPHONE THOẠI + DATA
Trong điều kiện thị trường viễn thông cạnh tranh quyết liệt và đã ở ngưỡng bão hòa, năm 2019, Tập đoàn Bưu chính – Viễn thông Việt Nam (VNPT) vẫn tăng trưởng lợi nhuận 10% so với năm 2018. Điều này cho thấy sự chuyển hướng hiệu quả của VNPT khi “tiến công” vào cuộc cách mạng số.
4.1 Tình hình thị trường số hiện nay của VNPT
Cụ thể, kết thúc năm 2019, VNPT đạt tổng doanh thu 167.983 tỷ đồng, tăng 2,7% so với năm 2018. Lợi nhuận đạt 7.100 tỷ đồng, tăng 10%. Trong đó, VNPT vươn lên vị trí thứ 2 về giá trị thương hiệu (1,683 tỷ USD, tăng 14%) trong tốp 10 thương hiệu lớn nhất Việt Nam. Thương hiệu VinaPhone cũng đứng thứ 7. Và là nhà mạng duy nhất có số thuê bao chuyển đến lớn hơn so với số thuê bao chuyển đi (đạt dương gần 60.000 thuê bao)
Đặc biệt, xác định chuyển đổi số là xu thế tất yếu và VNPT có vai trò dẫn dắt trong chuyển đổi số nền kinh tế, Tập đoàn đã tập trung nguồn lực rất lớn cho lĩnh vực này và đạt nhiều kết quả đáng khích lệ.
Ngoài ra, VNPT tiếp tục đẩy mạnh các sản phẩm, dịch vụ cốt lõi khác.
4.2 Mục tiêu của VNPT trong tương lai
VNPT hiện đã tham gia khảo sát, tư vấn xây dựng đề án đô thị thông minh cho 28 tỉnh, thành phố trong cả nước (tăng 8 địa phương so với năm 2018); xây dựng giải pháp du lịch thông minh cho 50 tỉnh, thành phố (tăng 20 địa phương).
Hiện nay, gần 55% cơ sở y tế đã sử dụng phần mềm quản lý bệnh viện (VNPT-HIS), gần 60% trường học sử dụng giải pháp giáo dục thông minh (VNPT-VnEdu); dịch vụ hóa đơn điện tử (VNPT Invoice) đạt khoảng 1,4 triệu hóa đơn phát hành, tăng 2 lần.
Về mục tiêu năm 2020, Phó Tổng Giám đốc VNPT Huỳnh Quang Liêm cho biết, VNPT phấn đấu đạt tổng doanh thu 171.300 tỷ đồng, tăng 2% so với năm 2019; lợi nhuận tăng trưởng 5-10%…
Để thực hiện nhiệm vụ này, Ban Tổng Giám đốc Tập đoàn, cán bộ chủ chốt đã thống nhất phải thực hiện đột phá các giải pháp trong năm 2020 và các năm tiếp theo, coi đó là những nhiệm vụ quan trọng để “tiến công” vào cuộc cách mạng số, đưa VNPT trở thành nhà cung cấp dịch vụ số hàng đầu.
V. Chuyện về “dải ngân hà số” của VNPT
”VNPT chuyển đổi từ nhà cung cấp dịch vụ viễn thông truyền thống sang nhà cung cấp dịch vụ số, hướng tới trở thành nhà cung cấp dịch vụ số hàng đầu tại Việt Nam và Trung tâm giao dịch số của khu vực Châu Á vào năm 2025, qua đó khẳng định vai trò dẫn dắt trong quá trình chuyển đổi số của nền kinh tế” – ông Phạm Đức Long, Tổng Giám đốc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam VNPT, chia sẻ trong câu chuyện đầu năm với Pháp luật Việt Nam.
5.1 Không ngừng đầu tư hạ tầng cho chuyển đổi số
Hạ tầng phục vụ chuyển đổi số cần được hiểu bao gồm rất nhiều lĩnh vực: Hạ tầng thể chế, hạ tầng hạ tầng kết nối (4G, 5G, cáp quang), hạ tầng công nghệ (Iot, blockchain, AI, Cloud), hạ tầng nhân lực…
Cụ thể, về hạ tầng kết nối, VNPT đã đầu tư mở rộng vùng phủ 4G trên 63 tỉnh TP, mạng 5G đang được triển khai thử nghiệm tại TP HCM. Mạng băng rộng cáp quang phủ tới tất cả các xã trên toàn quốc, thúc đẩy triển khai mạng 5G.
Về phát triển dịch vụ số, VNPT đã xây dựng các giải pháp tổng thể cho từng lĩnh vực. Và triển khai sâu rộng các giải pháp đó trên toàn quốc. Đồng thời Tập đoàn cũng tăng cường hợp tác với các ngành, các Tập đoàn kinh tế trọng điểm. Để cùng thúc đẩy công cuộc chuyển đổi số tại các doanh nghiệp.
5.2 Nói đến dịch vụ số, chúng tôi nói đến “Dải ngân hà số”
Chính phủ điện tử và thành phố thông minh thực ra là tên của một bộ giải pháp. Chứ không phải một giải pháp đơn thuần. Ví dụ như để có một đô thị thực sự gọi là thông minh. Sẽ phải có hệ thống giám sát thông minh, điều hành thông minh, giao thông thông minh… Và cả các công dân số.
Do đó, ở Tập đoàn VNPT, khi nói đến dịch vụ số. Chúng tôi nói đến một khái niệm gọi là “Dải ngân hà số”. Ở dải ngân hà số của VNPT sẽ có đầy đủ các dịch vụ số. Được kết nối với nhau để tạo thành một xã hội số thông minh. Trong xã hội số đó, sẽ có Chính phủ điện tử, Thành phố thông minh, Doanh nghiệp số và những Công dân số.
Với một dải ngân hà số như vậy, VNPT có khả năng tùy chỉnh rất linh hoạt các giải pháp của mình. Theo nhu cầu của từng địa phương. Tỉnh nào có nhu cầu về một thành phần nào trong bộ giải pháp Chính phủ điện tử hay Thành phố thông minh. VNPT triển khai thành phần đó.
5.3 Bốn điểm nhấn của năm 2019
Năm 2019, VNPT tiếp tục bám sát chiến lược VNPT 4.0 đã đề ra. Trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Với bản lề là việc thành lập công ty VNPT IT từ năm 2018. Năm 2019 chúng tôi đã chuyển dịch mạnh mẽ. Từ nhà cung cấp dịch vụ viễn thông truyền thống sang nhà cung cấp dịch vụ số.
Năm 2019, VNPT đã triển khai rất nhiều dự án cho Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương. Sự phát triển mạnh về số lượng giúp doanh thu lĩnh vực CNTT của VNPT cũng tăng ấn tượng. Lên con số hàng nghìn tỷ đồng.
Sự phát triển ấn tượng cả về độ phủ, chất lượng, nhân lực và doanh thu trong lĩnh vực CNTT. Chính là điểm nhấn của VNPT trong năm 2019.
5 năm tái cơ cấu, VNPT duy trì được tốc độ tăng lợi nhuận ấn tượng bình quân trên 20%/năm. Tổng doanh thu 05 năm đạt 265.870,5 tỷ đồng.
Vinaphone.thegioigoicuoc.com
“Đối tác bán lẻ và tư vấn sản phẩm gói cước top đầu Việt Nam 3 năm liên tiếp của Vinaphone.”
Văn phòng đại diện: Tầng 4, Tòa nhà Vân Nam – Số 26 Đường Láng – Q. Đống Đa – TP. Hà Nội.
Mời bạn xem thêm chi tiết để tìm và đăng ký gói cước 3G 4G 5G của mạng Vinaphone với giá cả phù hợp, nhiều khuyến mãi và có thông tin chi tiết đầy đủ nhất. Duy nhất tại đây, cung cấp cho bạn công cụ so sánh gói cước trực quan, với kho dữ liệu gói cước di động của Vinaphone lên tới gần 300 gói cước.