Những lưu ý khi triển khai thủ tục hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19

Khi triển khai điều kiện, thủ tục hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19, các địa phương đã ban hành chuẩn nghèo riêng sẽ áp dụng theo chuẩn nghèo địa phương. Đối tượng hỗ trợ thuộc diện được hưởng từ hai chế độ hỗ trợ trở lên hưởng một chế độ do họ lựa chọn, hoặc chế độ hỗ trợ cao nhất.

Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã đưa ra những đưa ra một số điểm cần lưu ý khi triển khai Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg quy định về việc thực hiện các chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19. Cụ thể như sau:

Thứ nhất, đối với nhóm đối tượng thuộc hộ nghèo đến ngày 31/12/2019 của địa phương, các địa phương đã ban hành chuẩn nghèo riêng thì áp dụng theo chuẩn nghèo của địa phương.

Đối với đối tượng hỗ trợ thuộc diện được hưởng từ hai chế độ hỗ trợ trở lên quy định tại Quyết định này (kể cả chính sách hỗ trợ đang thực hiện của địa phương, nếu có), chỉ được hưởng một chế độ do đối tượng lựa chọn hoặc chế độ hỗ trợ cao nhất.

Chính phủ đang tiến hành hỗ trợ những người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 gây ra. (Ảnh minh họa)

Trường hợp đối tượng đã hưởng chính sách của địa phương và đủ điều kiện để hưởng chính sách quy định tại Quyết định này với mức hỗ trợ cao hơn chính sách của địa phương thì được hỗ trợ thêm phần chênh lệch.

Ngoài ra, một số quy trình, thủ tục nộp hồ sơ và giải quyết sẽ được thực hiện trực tuyến trên Cổng dịch vụ công quốc gia theo hướng dẫn của Văn phòng Chính phủ.

Nội dung cơ bản của Quyết định 15/2020/QĐ-TTg quy định về điều kiện, hồ sơ, trình tự, thủ tục thực hiện việc hỗ trợ những người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 gây ra; hỗ trợ người sử dụng lao động vay vốn trả lương ngừng việc cho người lao động;

Quyết định gồm bảy chương 21 điều, nêu rõ: Bộ trưởng các Bộ: Lao động – Thương binh và Xã hội, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan trung ương hướng dẫn (những nội dung cần thiết), xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện Quyết định này theo chức năng, nhiệm vụ; trường hợp vượt quá thẩm quyền thì báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Đối với người lao động có quan hệ lao động, quy trình xác nhận chủ yếu được doanh nghiệp, người sử dụng lao động và cơ quan bảo hiểm xã hội, Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện.

Đối với hộ kinh doanh, người lao động không có giao kết hợp đồng lao động, quy trình xác nhận được thực hiện tại cấp xã (có niêm yết công khai) và cơ quan thuế để bảo đảm tính chính xác.

Đối với các đối tượng chính sách người có công, bảo trợ xã hội, hộ nghèo, hộ cận nghèo, việc rà soát tổng hợp đối tượng sẽ thực hiện ở cấp huyện, trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt để có thể rút ngắn thời gian thực hiện.

Tất cả các đối tượng nhận hỗ trợ trực tiếp đều phải căn cứ vào danh sách phê duyệt của Chủ tịch UBND cấp tỉnh.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện bảo đảm công khai, minh bạch, đúng quy định. Đề nghị Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chủ trì giám sát việc thực hiện chính sách hỗ trợ được quy định tại Quyết định này.

Cá nhân, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp lợi dụng chính sách quy định tại Quyết định này để trục lợi, vi phạm pháp luật, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà phải bồi thường, bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Trước đó, để chuẩn bị cho việc triển khai gói hỗ trợ an sinh xã hội 62 nghìn tỷ đồng hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã tổ chức đánh giá tình hình lao động việc làm, thất nghiệp, dự báo diễn biến tới cuối năm, bám sát thực tiễn các địa phương, tìm hiểu kinh nghiệm quốc tế. Các dự báo của Cục Việc làm ( Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội) được công bố trước đó khoảng một tháng cũng tương đồng với Điều tra doanh nghiệp bị ảnh hưởng của dịch Covid-19 và báo cáo đánh giá của các địa phương về tình hình lao động – việc làm do Tổng cục Thống kê vừa công bố. Qua đó cho thấy, công tác chuẩn bị thể hiện sự cẩn trọng, gắn với thực tế đời sống.

Nguồn: https://thoidai.com.vn/nhung-luu-y-khi-trien-khai-thu-tuc-ho-tro-nguoi-dan-gap-kho-khan-do-dai-dich-covid-19-106981.html

Thegioigoicuoc.com

Chuyên trang tư vấn gói cước các nhà mạng lớn nhất Việt Nam. Thông tin khách quan, đầy đủ và chi tiết.

Gói cước VinaphoneGói cước ViettelGói cước Mobifone

STTBạn có thể quan tâmVinaphoneViettelMobifone
1Gói cước 4G 1 ngàyVinaphone D2 1 ngàyViettel MI10D 1 ngàyMobifone D5 1 ngày
2Gói cước 4G 1 tuầnVinaphone DT20 7 ngàyViettel 7MI5D 7 ngàyMobifone D30 7 ngày
2Gói cước 4G thángVinaphone MAX70 1 thángViettel MIMAX90 1 thángMobifone MIU90 1 tháng
4Gói cước 4G 6 thángVinaphone BIG90 6 thángViettel MIMAX450 6 thángMobifone M70 6 tháng
5Gói cước 4G 1 nămVinaphone MAX200 12 tháng Mobifone M120 12 tháng
Chia sẻ:
Trò chuyện cùng chúng tôi