TikTok có nguy hiểm cho người dùng?

Nhiều công ty gần đây yêu cầu nhân viên gỡ bỏ TikTok khỏi điện thoại của họ để ngăn ngừa các vấn đề bảo mật, nhưng liệu mối nguy hại có thực sự nghiêm trọng?

Theo Forbes, ngân hàng Wells Fargo đã yêu cầu một số nhân viên xóa TikTok với lý do lo ngại về các quyền kiểm soát, bảo mật và quyền riêng tư. Trước đó, quân đội Mỹ cũng cấm TikTok trên điện thoại do chính phủ cấp và có thể mở rộng hơn nữa. Chưa hết, chính phủ Ấn Độ chặn TikTok hay Úc cũng đưa ra các đe dọa tương tự.
Câu hỏi đặt ra là liệu vấn đề bảo mật của TikTok có nghiêm trọng đến mức nguy hiểm hay không? Và liệu người dùng có nên xóa ứng dụng đó?

Theo dõi người dùng – vấn đề quen thuộc với mạng xã hội

Có nhiều cáo buộc an ninh tập trung vào việc cho rằng TikTok là phần mềm gián điệp từ Trung Quốc khi đánh cắp dữ liệu từ thiết bị người dùng và gửi nó đến chính phủ nước này. Vấn đề là cáo buộc này chưa có bằng chứng rõ ràng. Một số lý do đã được đưa ra nhưng không nhận được sự đồng tình của các chuyên gia bảo mật.

TikTok tiếp tục bị cáo buộc vi phạm quyền trẻ em

Đầu tiên, Check Point đưa ra cảnh báo về rủi ro nghiêm trọng trên TikTok. Tuy nhiên, nhà nghiên cứu bảo mật Mike Thompson cho rằng như mọi nền tảng cùng loại, TikTok đôi khi phát hành bản cập nhật phần mềm chứa lỗ hổng bảo mật cần được khắc phục. Điều này cũng đã được Check Point phát hiện trên các dịch vụ từ Microsoft, WhatsApp và thậm chí cả bóng đèn Philips Hue.
Ngay cả việc TikTok xâm nhập vào clipboard và được iOS 14 phát hiện gần đây cũng đã được giải thích vì bộ lọc chống thư rác nhằm gắn cờ người dùng sao chép cùng một nhận xét vào nhiều tài khoản khác nhau trên cùng thiết bị. Về cơ bản, nó giúp chống hành vi phát tán thư rác, tuy nhiên TikTok cũng đã loại bỏ nó. Ngoài TikTok, hàng loạt ứng dụng quen thuộc cũng có hành vi sao chép clipboard.
Là một nền tảng truyền thông xã hội, để TikTok đảm bảo cả hai yếu tố “truyền thông xã hội” và “quyền riêng tư dữ liệu” là rất khó. Mục đích thu thập dữ liệu là để tối ưu trải nghiệm của người dùng dựa trên thích, không thích, bạn bè, trò tiêu khiển… Đó cũng là cách Google, Facebook và các ứng dụng khác thực hiện.
TikTok có nguy hiểm cho người dùng? - ảnh 1

TikTok có tốc độ tăng trưởng mạnh tại nhiều thị trường

Ảnh: AFP

Thompson cho biết bất kỳ dịch vụ miễn phí nào cũng muốn kiếm tiền từ dữ liệu mà nó đang tích lũy, và đó là thứ mà cả các dịch vụ từ Mỹ cũng áp dụng. Sự khác biệt ở đây là TikTok có thể cạnh tranh mạnh mẽ với các đại gia Mỹ như Instagram hay YouTube…

Mức đe dọa với người dùng cá nhân như thế nào?

Thompson cho rằng, xét cho cùng không chỉ TikTok mà các ứng dụng xã hội khác đều có nguy cơ bị thao túng và kiểm soát hàng loạt. Nguy hiểm được xem là tối thiểu đối với người dùng cá nhân nhưng nghiêm trọng đối với xã hội.
Chủ sở hữu TikTok là ByteDance có trụ sở tại Bắc Kinh (Trung Quốc). Nhiều người tự hỏi về việc liệu các dữ liệu TikTok có bị ByteDance trích xuất cho chính phủ Trung Quốc khi được yêu cầu hay không. Trong trường hợp các dữ liệu này được chia sẻ, nó sẽ được dùng để làm gì?
Giải quyết lo ngại này, TikTok liên tục nhấn mạnh rằng họ không cung cấp dữ liệu người dùng cho chính phủ Trung Quốc và khẳng định sẽ không làm như vậy khi được yêu cầu. Họ thậm chí còn biến TikTok thành “một công ty được lãnh đạo bởi một giám đốc điều hành người Mỹ, với hàng trăm nhân viên và các nhà lãnh đạo chủ chốt về an toàn, an ninh, sản phẩm và chính sách công tại Mỹ” nhằm đảm bảo bảo vệ quyền riêng tư.
TikTok có nguy hiểm cho người dùng? - ảnh 2

Thu thập dữ liệu người dùng khá phổ biến đối với các ứng dụng truyền thông xã hội

Ảnh: AFP

Trong thực tế, vụ việc bán dữ liệu người dùng của Facebook cho Cambridge Analytica vào năm 2016 thậm chí còn được đánh giá nghiêm trọng hơn, tác động đến các hoạt động bầu cử của chính phủ Mỹ. Kết quả là Facebook đến nay vẫn đang phải giải quyết các vấn đề liên quan đến quyền riêng tư.

Có nên xóa TikTok?

Câu trả lời là còn tùy thuộc vào thói quen sử dụng của người dùng. Rủi ro với TikTok cũng như với nhiều ứng dụng truyền thông xã hội khác là có, nhưng không quá nghiêm trọng như nhiều người nghĩ.
Dĩ nhiên, khi đã xác định một số rủi ro tiềm ẩn, người dùng cần cẩn thận với những gì mình chia sẻ, không chỉ cho TikTok mà còn nhiều nền tảng khác. Khi đảm bảo các yếu tố này, người dùng cá nhân hoàn toàn có thể yên tâm với các dữ liệu mà mình gửi lên mạng xã hội, bất kể đó là TikTok hay các nền tảng xã hội khác như Facebook hay Google.

Nguồn: https://thanhnien.vn/cong-nghe/tiktok-co-nguy-hiem-cho-nguoi-dung-1251688.html

Thegioigoicuoc.com

Chuyên trang tư vấn gói cước các nhà mạng lớn nhất Việt Nam. Thông tin khách quan, đầy đủ và chi tiết.

Gói cước VinaphoneGói cước ViettelGói cước Mobifone

STTVinaphoneViettelMobifone
1Gói cước 3G – 4G – 5G Vinaphone 1 ngày 2kGói cước 3G – 4G – 5G Viettel 1 ngày 7kGói cước 3G – 4G – 5G Mobifone 1 tháng 50k
2Gói cước 3G – 4G – 5G Vinaphone 1 ngày 3kGói cước 3G – 4G – 5G Viettel 1 ngày 10kGói cước 3G – 4G – 5G Mobifone 1 tháng 70k
3Gói cước 3G – 4G – 5G Vinaphone 1 ngày 5kGói cước 3G – 4G – 5G Viettel 1 tuần 20kGói cước 3G – 4G – 5G Mobifone 1 tháng 90k
4Gói cước 3G – 4G – 5G Vinaphone 1 ngày 7kGói cước 3G – 4G – 5G Viettel MIMAX70 1 tháng Gói cước 3G – 4G – 5G Mobifone 1 tháng HD70
5Gói cước 3G – 4G – 5G Vinaphone 1 ngày 10kGói cước 3G – 4G – 5G Viettel MIMAX90 1 thángGói cước 3G – 4G – 5G Mobifone 1 tháng MIU90
Chia sẻ:
Trò chuyện cùng chúng tôi