Tin tức thế giới hôm nay: Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố ngưng tài trợ cho WHO, Italy nới lỏng lệnh phong tỏa, bang California có số ca nhiễm Covid-19 kỷ lục trong ngày.
Hôm 14/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đưa ra tuyên bố rằng Mỹ đang xem xét lại vai trò của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) trong việc “quản lý thất bại và che đậy sự lây lan của virus Corona”, theo New York Times. Đồng thời ông Trump cũng đã lên kế hoạch để ngừng nguồn viện trợ – được coi là lớn nhất trong các nước tham gia tổ chức này.
Thông báo trên được quyết định trong bối cảnh Tổng thống Mỹ tức giận trước việc nhận chỉ trích sau khi bày tỏ thái độ trước đại dịch Covid-19. “Mọi người đều biết chuyện gì đang diễn ra ở đó”, ông Trump cáo buộc WHO vì “quyết định tai hại khi phản đối các biện pháp hạn chế di chuyển từ Trung Quốc và các quốc gia khác”.
Trước những chỉ trích về phản ứng chậm chạp, coi thường dịch bệnh, Tổng thống Mỹ đã có bằng chứng để biện minh cho mình thông qua việc ông nhiều lần chỉ ra quyết định áp các biện pháp hạn chế đi lại đối với Trung Quốc – nơi bùng phát dịch đầu tiên.
Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu tại một cuộc họp báo về dịch bệnh Covid-19 tại Nhà Trắng hôm 14//4 (Ảnh: AP) |
Ông cho rằng quyết định đó đã cứu sống “hàng nghìn người” và việc WHO không đồng tình chính là “chống lại chúng tôi”. WHO cũng bị đổ lỗi khi đã để số ca nhiễm nCoV trên toàn cầu tăng “gấp 20 lần”.
Hiện nay, Tổng thống Donald Trump đang cố gắng lấy lại danh tiếng của bản thân sau nhiều lùm xùm và vẫn quyết định ngừng cấp viện trợ cho WHO thay vì lời đe dọa suông trước đó cũng như lời kêu gọi ngừng “chính trị hóa” dịch bệnh đến từ Tổng Giám đốc WHO, Tedros Adhanom Ghebreyesus.
Theo sắc lệnh do Thủ tướng Italy Giuseppe Conte phê chuẩn ngày hôm qua, 14/4, một số cửa hàng và doanh nghiệp tại nước này đã có thể được phép mở cửa và hoạt động trở lại. Những cửa hàng được phép mở cửa bao gồm: hiệu sách, tiệm giặt là, cửa hàng văn phòng phẩm, cửa hàng quần áo trẻ em. Các ngành được phép nối lại hoạt động kinh doanh bao gồm lâm nghiệp, chăm sóc và bảo tồn cảnh quan, những công trình thủy lực. Bên cạnh đó, các nhà máy sản xuất máy tính, bán buôn sản phẩm giấy và bìa các tông cũng có thể tái khởi động sản xuất.
Sắc lệnh mới của chính phủ yêu cầu bất cứ địa điểm nào hoạt động trở lại cũng phải tôn trọng các quy định, như có sẵn nước rửa tay sát khẩu, mang khẩu trang trong không gian kín và những khu vực không đảm bảo khoảng cách an toàn, sử dụng găng tay một lần khi mua đồ ăn hay thức uống.
V |
Một cửa hàng mở cửa trở lại sau khi được sự cho phép của sắc lệnh tại thành phố Catania, Ý hôm 14/4 (Ảnh: Reuters) |
Những động thái nới lỏng này được coi là phép thử cho việc mở cửa đồng loạt lại trên quy mô lớn hơn, dự kiến cho “giai đoạn hai” trong kế hoạch ba giai đoạn của nước Ý, trong nỗ lực đưa đất nước trở lại nhịp sống bình thường. Tuy vậy, một số nơi vẫn quyết định cấm cửa mọi hoạt động cho đến khi dịch nCoV hoàn toàn được dập tắt tại nước này.
“Giai đoạn hai” sẽ chỉ bắt đầu sau khi các biện pháp phong tỏa được dỡ bỏ sau ngày 3/5. Giám đốc khoa bệnh truyền nhiễm của Viện Y tế Quốc gia, Gianni Rezza cho biết việc nới lỏng phong tỏa trong tuần này ‘không phải giai đoạn hai” và các con số cho thấy “những tín hiệu tích cực cần được củng cố kịp thời”.
Hiện, Ý đang là quốc gia đứng thứ hai sau Mỹ về số người tử vong do nCoV với 21.607 trường hợp. Tổng trường hợp nhiễm tại nước này đang là 162.488, trong đó số người hồi phục là 37.130.
Bang bờ Tây nước Mỹ ngày hôm qua đã ghi nhận 1.544 trường hợp nhiễm Covid-19, đây là mức cao nhất kể từ khi dịch bệnh bùng phát tại California, nâng tổng số người dương tính với virus Corona chủng mới tại bang này lên đến 23. 383, theo CNN.
Theo thống kê, 11% người nhiễm là những nhân viên y tế, có ít nhất 785 trường hợp tử vong được ghi nhận tại bang này.
Thống đốc bang California, Gavin Newsom ngày 14/4 cũng đã nhấn mạnh việc tăng cường các biện pháp hạn chế ra ngoài của người dân đã hỗ trợ một phần không nhỏ trong việc ngăn chặn sự lây nhiễm nhanh chóng của dịch bệnh nCoV tại bang đông dân nhất nước Mỹ này.
Nhân viên y tế làm việc tại trung tâm chăm sóc sức khỏe ở Hayward, California (Ảnh: Reuters) |
Theo ông, việc dỡ bỏ lệnh phong tỏa, được ban hành từ ngày 19/3, sẽ chỉ được thực thi khi số ca nhiễm Covid-19 giảm liên tiếp trong vài tuần tới, đồng thời năng lực xét nghiệm được cải thiện và các trường học, nơi làm việc có kế hoạch thay đổi để chống dịch.
Ông Newson cũng khẳng định sẽ không quá hấp tấp trong các hoạt động khôi phục lại kinh tế và việc này sẽ cần có bằng chứng khoa học cụ thể để thực hiện, theo AFP.
Tính đến chiều 14/4, tổng số ca nhiễm nCoV tại Mỹ đã tăng lên con số 594.207, hơn 25.000 trường hợp thiệt mạng. Số ca nhiễm mới rơi vào khoảng 11.600 trường hợp với 1.535 ca tử vong trên toàn quốc.
Chuyên trang tư vấn gói cước các nhà mạng lớn nhất Việt Nam. Thông tin khách quan, đầy đủ và chi tiết.
Gói cước Vinaphone – Gói cước Viettel – Gói cước Mobifone