12 điểm của mỗi bằng lái tương ứng với 12 tháng. Trong trường hợp bị trừ hết điểm, giấy phép lái xe bị coi không còn hiệu lực. Tài xế muốn cấp giấy phép lái xe mới, phải học và thi trong thời gian ít nhất 6 tháng kể từ ngày giấy phép lái xe cũ hết hiệu lực.
Đại tá Đỗ Thanh Bình, Cục phó CSGT (Bộ Công an) cho biết, điểm không thể hiện trên giấy phép lái xe mà lưu trong hệ thống dữ liệu bằng lái, điểm trừ đối với người vi phạm sẽ được cập nhật ngay sau khi xử phạt. CSGT khi xử lý chỉ cần tra trên máy có thể biết tài xế còn bao nhiêu điểm.
Bộ Công an dự kiến quy định các nhóm hành vi tương ứng với số điểm bị trừ, ví dụ vượt đèn đỏ sẽ bị trừ 6 điểm, lấn làn trừ 5 điểm… “Quy đinh này giúp các tài xế có ý thức chấp hành luật giao thông tốt hơn để duy trì điểm số bằng lái, tránh mất quyền lái xe”, đại diện Cục CSGT nói.
“Biên bản chỉ ghi phạt tiền mà không ghi số điểm bị trừ sẽ không hợp lệ, qua đó để tránh tiêu cực với trường hợp tài xế đưa tiền để không bị trừ điểm”, đại tá Bình nói thêm.
Hà Nội tính cho học sinh đi học lại vào đầu tháng 5
Tại cuộc họp của Ban chỉ đạo thành phố chiều 20/4, Phó chủ tịch Hà Nội Ngô Văn Quý cho biết đến nay, Hà Nội, TP.HCM và một số địa phương khác vẫn được Trung ương, Chính phủ xếp vào nhóm có nguy cơ cao về dịch Covid-19.
Về tình hình đi học của học sinh, ông Quý nói: “Nếu tình hình tốt lên có thể nửa đầu tháng 5 chúng ta sẽ cho học sinh đi học trở lại. Kế hoạch năm học đã có rồi nhưng cần triển khai các điều kiện cần và đủ khi cho học sinh đi học. Nội dung này thành phố sẽ có chỉ thị sau”.
Hiện tại, Hà Nội ghi nhận 112 ca nhiễm bệnh, trong đó có 74 ca phát hiện tại cộng đồng. Tuần qua chỉ có 4 ca, giảm 10 ca so với tuần trước. Từ 15/4 đến nay chưa có ca nhiễm mới. Theo ông Quý, đây là những tín hiệu tốt, cho thấy thành phố đã cơ bản kiểm soát tốt dịch.
“Tháng 5, TP HCM bước sang giai đoạn bình thường mới”
(Ảnh: Việt Dũng) |
Tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 TP HCM chiều 20/4, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân đề nghị thành phố ban hành bộ tiêu chí cho từng lĩnh vực trước 30/4 để từng đơn vị tự sắp xếp, xây dựng quy chế ứng xử để tháng 5, thành phố cùng cả nước chuyển sang giai đoạn bình thường mới.
Bí thư cũng đặc biệt lưu ý về các chuyến bay chở người Việt Nam từ nước ngoài về nhập cảnh trong giai đoạn tới. Ông yêu cầu thành phố bám sát kế hoạch của Bộ Giao thông Vận tải để sẵn sàng tiếp nhận người nhập cảnh, đưa về khu cách ly tập trung.
Người đứng đầu Thành ủy TP.HCM cũng đề nghị sau khi Chính phủ có có chỉ đạo mới vào ngày 22/4, thành phố sớm có phương thức phù hợp để kỷ niệm 45 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. “Chúng ta phải xây dựng một nếp sống mới, một quy trình công tác mới ở các cơ quan để khôi phục nhanh nhất các hoạt động đời sống xã hội với điều kiện đảm bảo an toàn dịch”, lãnh đạo Thành ủy giao nhiệm vụ.
Trong cuộc họp, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Lê Thanh Liêm giao nhiệm vụ cho 24 quận, huyện cùng các sở, ngành về những việc phải làm trong thời gian tới để chuẩn bị bước sang giai đoạn bình thường mới.