19 ngày liên tiếp không ghi nhận ca nhiễm Covid-19 mới, TP.HCM đề xuất ngừng giãn cách xã hội từ 0h ngày mai 23/4.
Chiều 22/4, tại cuộc họp trực tuyến với 63 tỉnh thành về công tác phòng chống Covid-19, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong thông tin về tình hình dịch bệnh trên địa bàn.
Theo ông Phong, hiện thành phố chỉ còn 2 ca nhiễm đang điều trị. Đây là kết quả tốt trong công tác phòng chống dịch, song thành phố cũng đối mặt nhiều thách thức về phát triển kinh tế.
TP.HCM đã trải qua 21 ngày cách ly xã hội. (Ảnh: Quỳnh Trần/VNE) |
Theo thông tin trên VnExpress, ông Phong cho biết chỉ số tăng trưởng trong quý một năm nay chưa phản ánh hết khó khăn về bức tranh kinh tế của thành phố. Tác động mạnh nhất của dịch bệnh đối với kinh tế thành phố sẽ bắt đầu từ quý hai. Bởi từ tháng 4, các đơn hàng xuất khẩu bị trì hoãn, tức là nhu cầu của các thị trường lớn đã giảm dần.
Đánh giá các cơ chế chính sách chậm ngày nào, người dân và doanh nghiệp sẽ khó khăn thêm ngày ấy, ông Phong nói TP.HCM đang ở tinh thần “khẩn cấp như thời chiến”, kiến nghị Thủ tướng cho thực hiện Chỉ thị 15 từ 0h ngày 23/4 – tức ngừng cách ly xã hội.
Nhằm giảm tác động của dịch bệnh, ngoài bộ chỉ số đánh giá rủi ro lây lan tại doanh nghiệp đã triển khai từ ngày 6/4, thành phố tiếp tục triển khai 7 bộ chỉ số để kiểm soát dịch bệnh, gắn với phát triển kinh tế trong điều kiện bình thường mới. Cụ thể là: bộ chỉ số an toàn trong trường học, ngành văn hoá – thể thao, giao thông vận tải, công thương, du lịch, an toàn thực phẩm và bộ chỉ số an toàn trong lĩnh vực công cộng.
Ngoài chính sách chung của chính phủ, thành phố đang xây dựng một số cơ chế đặc thù để tiếp thêm động lực cho nền kinh tế vượt qua giai đoạn khó khăn như: gói hỗ trợ người dân cùng chung tay chống dịch; hỗ trợ người lao động mất việc ở các cơ sở sản xuất; gói đảm bảo an sinh xã hội đảm bảo các dịch vụ, hàng hoá thiết yếu; gói kinh tế giảm khó khăn tăng cường sức chịu đựng cho doanh nghiệp, chuẩn bị điều kiện phục hồi nhanh sau dịch bệnh; gói thúc đẩy ngành kinh tế số trong điều kiện dịch bệnh.
Về phòng chống dịch bệnh, ông Phong cho biết, thành phố sẽ tiếp tục giám sát các điểm có nguy cơ cao; nhất là các khu lưu trú công nhân, nhà trọ, nhóm người nước ngoài đang lưu trú tại thành phố; các cơ sở chăm sóc, bảo trợ xã hội; kiểm soát, phân luồng tại các cơ sở khám chữa bệnh để phát hiện các ca bệnh mới; khoanh vùng truy vết các ca nhiễm mới; sắp xếp lại các khu cách ly tập trung để chuẩn bị cho giai đoạn mới.
Ngoài ra, thành phố cũng tăng cường đầu tư cho ngành y tế, nhất là ngành y tế dự phòng và phòng chống dịch bệnh từ nhân sự đến trang thiết bị chuyên môn và chế độ chính sách.
Tại cuộc họp sáng nay, Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống Covid-19 đề xuất chỉ còn Hà Nội thuộc nhóm nguy cơ cao lây nhiễm bệnh, tiếp tục thực hiện cách ly xã hội thêm một tuần. TP.HCM, Bắc Ninh và Hà Giang thuộc nhóm nguy cơ (hạ một bậc) và thực hiện theo Chỉ thị 15; các tỉnh thành còn lại nằm trong nhóm nguy cơ thấp.
Quyết định có hay không cho TP.HCM ngừng cách ly xã hội sẽ được Thủ tướng kết luận vào cuối cuộc họp chiều nay.
Nguồn: https://thoidai.com.vn/tphcm-de-xuat-ngung-gian-cach-xa-hoi-tu-0h-ngay-234-106649.html
Chuyên trang tư vấn gói cước các nhà mạng lớn nhất Việt Nam. Thông tin khách quan, đầy đủ và chi tiết.
Gói cước Vinaphone – Gói cước Viettel – Gói cước Mobifone
STT | Bạn có thể quan tâm | Vinaphone | Viettel | Mobifone |
1 | Gói cước 4G 1 ngày | Vinaphone D2 1 ngày | Viettel MI10D 1 ngày | Mobifone D5 1 ngày |
2 | Gói cước 4G 1 tuần | Vinaphone DT20 7 ngày | Viettel 7MI5D 7 ngày | Mobifone D30 7 ngày |
2 | Gói cước 4G tháng | Vinaphone MAX70 1 tháng | Viettel MIMAX90 1 tháng | Mobifone MIU90 1 tháng |
4 | Gói cước 4G 6 tháng | Vinaphone BIG90 6 tháng | Viettel MIMAX450 6 tháng | Mobifone M70 6 tháng |
5 | Gói cước 4G 1 năm | Vinaphone MAX200 12 tháng | Mobifone M120 12 tháng |