Đại dịch COVID-19 chính là mối đe dọa phá sản hàng không và suy thoái kinh tế toàn cầu. Hiện tại, giá dầu mỏ đang lao dốc ở mức lịch sử tác động nghiêm trọng đến số phận của Boeing và Airbus.
Boeing và Airbus tự hào là 2 hãng sản xuất máy bay “thống trị” hầu hết ngành sản xuất máy bay thế giới. Họ đã dành hơn một thập kỷ để đạt được các đơn đặt hàng kỷ lục cho sản xuất máy bay mà có thể tiết kiệm hàng triệu nhiên liệu.
Boeing 737 Max là loại máy bay tiết kiệm nhiên liệu cùng với Airbus A320neo. |
Giá dầu tăng có thể giúp tăng doanh số bán máy bay tiết kiệm nhiên liệu hơn, ngược lại với xu hướng bán hàng cho các phương tiện cá nhân lớn hơn.
Airbus A320neo và Boeing 737 Max, 2 chiếc máy bay thân hẹp bán chạy nhất đã được phát triển sau khi giá nhiên liệu tăng vọt và khi đó, các hãng hàng không phải săn lùng các mẫu máy bay tiết kiệm nhiên liệu. Cả 2 công ty này đã thu về lợi nhuận lớn sau nhiều năm sản xuất 2 loại máy bay tiết kiệm nhiên liệu với số lượng khổng lồ.
Tuy nhiên, Boeing và Airbus đã không còn lợi thế này khi giá dầu đang lao dốc khủng khiếp. Một loạt các thách thức dự kiến sẽ kéo dài ít nhất đến năm 2021, nếu không thay đổi tích cực, các hãng hàng không không thể tiếp tục mua máy bay mới do nhu cầu di chuyển không đủ.
Aboulafia ước tính rằng các nhà sản xuất máy bay lớn như Airbus và Boeing sẽ thu về khoảng 1.000 đơn hàng bị hủy trong năm nay, một mức giảm chưa từng thấy so với 681 đơn đặt hàng ròng năm ngoái. Boeing đã phải quay cuồng với việc dừng hoạt động chiếc 737 Max của mình sau hai vụ tai nạn nghiêm trọng vào năm ngoái. Về phần mình, Airbus hồi đầu tháng này cho biết họ sẽ cắt giảm khoảng 1/3 sản lượng do đại dịch COVID-19.
Trên toàn cầu, nhu cầu nhiên liệu máy bay giảm 47% trong quý II so với cùng thời điểm năm ngoái, gần gấp đôi tốc độ giảm dự báo tiêu thụ xăng và hơn 3 lần tốc độ giảm của động cơ diesel, theo ước tính từ S&P Global Platts. Giá nhiên liệu máy bay phản lực ở Mỹ đã giảm hơn 65% kể từ đầu năm tính đến nay.
Các hãng hàng không hiện đang tập trung vào việc cắt giảm các chuyến bay để phù hợp với nhu cầu của khách du lịch khi họ đang hạn chế nhu cầu đi lại do dịch bệnh vẫn chưa có dấu hiệu huyên giảm.
Những hãng này cũng đang dừng hoạt động hàng trăm máy bay và trì hoãn các đơn đặt hàng của máy bay mới. Một số hãng hàng không đang hủy đơn hàng hoàn toàn, cộng thêm nỗi đau cho các nhà sản xuất máy bay.
Mặc dù các hãng hàng không đang có kế hoạch đẩy nhanh việc ngừng sử dụng máy bay cũ nhưng điều đó không đủ để thúc đẩy một loạt các đơn đặt hàng mới với nhu cầu phục hồi du lịch hàng không vẫn chưa rõ ràng. Tính đến ngày 15/4, các hãng bay Mỹ đã không hoạt động hơn 2.700 máy bay, hơn 44% số lượng máy bay của họ.
Nguồn: https://thoidai.com.vn/tuong-lai-nao-cho-boeing-va-airbus-khi-gia-dau-lao-doc-106464.html
Chuyên trang tư vấn gói cước các nhà mạng lớn nhất Việt Nam. Thông tin khách quan, đầy đủ và chi tiết.
Gói cước Vinaphone – Gói cước Viettel – Gói cước Mobifone